* KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi:
Chia sẻ về những điều em thường trao đổi qua điện thoại với người thân theo gợi ý:
Phương pháp:
- Em thăm hỏi người thân về:
+ Sức khỏe có tốt không?
+ Công việc có thuận lợi không?
- Em sẽ kể về tình hình của em và gia đình:
+ Sức khỏe của em và gia đình như thế nào?
+ Việc học của em ra sao?
+ Công việc của bố mẹ em như thế nào?
+ Hoạt động thường ngày có gì đặc biệt?
Lời giải:
Thăm hỏi:
Dạo này sức khoẻ của ông bà ra sao? Bệnh nhức đầu của bà nội đã đỡ chưa ạ? Ông bà vẫn uống thuốc đầy đủ chứ ạ?
Em sẽ kể về tình hình của em và gia đình:
Gia đình cháu mọi chuyện vẫn bình thường. Bố mẹ cháu khoẻ. Dạo này, ngoài giờ dạy ở trường, bố cháu còn dịch sách, viết báo ông bà ạ. Mẹ cháu vẫn đi dạy hằng ngày. Chị em cháu thì vẫn chăm chỉ học tập, hôm qua cháu đã được điểm mười môn Toán đấy ông bà ạ.
* KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
1. Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 127, SGK Tiếng Việt 3 tập 1 - CTST
Câu hỏi:
Bạn nhỏ kể về điều gì trong khổ thơ đầu?
Lời giải:
Bạn nhỏ kể trong khổ thơ đầu: Không thấy ông nội nhưng bạn nghe được tiếng ông nội trong ống nghe, đỡ nhớ ông nội hơn.
Câu 2 trang 127, SGK Tiếng Việt 3 tập 1 - CTST
Câu hỏi:
Những dòng thơ nào trong bài diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội?
Lời giải:
Những dòng thơ trong bài diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội:
"Đỡ nhớ ông biết mấy
Mà quá chừng nhớ mong”
“Chuông điện thoại reo giòn
Bỗng niềm vui bất chợt"
Câu 3 trang 127, SGK Tiếng Việt 3 tập 1 - CTST
Câu hỏi:
Cả nhà bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi đường dây điện thoại bị đứt? Vì sao?
Lời giải:
Cả nhà bạn nhỏ cảm thấy như có ai vắng nhà khi đường dây điện thoại bị đứt. Vì cả nhà đã quen nghe có tiếng ông mỗi ngày qua điện thoại, hôm nay không nghe được cả nhà như thiếu tiếng ai đó.
Câu 4 trang 127, SGK Tiếng Việt 3 tập 1 - CTST
Câu hỏi:
Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
Lời giải:
Em thích hình ảnh trong bài "chỉ nghe tiếng ông qua điện thoại mà quá chừng nhớ mong", hình ảnh cho thấy sự nhớ mong của bạn nhỏ đối với ông ngoại và tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ dành cho ông.
2. Đọc một bài văn về gia đình
a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích
b. Trao đổi với bạn về 2-3 từ ngữ hay dùng trong bài văn.
Phương pháp:
a. Em hãy tìm và đọc một bài đọc về bạn bè và ghi lại điều em thích:
Tên bài văn
Tác giả
Từ dùng hay: từ chỉ tình cảm, từ chỉ hành động
Hình ảnh đẹp
b. Em hãy tìm 2- 3 từ ngữ hay được sử dụng trong bài đọc và chia sẻ với bạn về ý nghĩa và vai trò của từ ngữ ấy.
Lời giải:
a.
Em tham khảo bài sau:
- Tên bài văn: Trong lòng mẹ.
- Tác giả: Nguyên Hồng
- Hình ảnh đẹp: cậu bé Hồng nép trong lòng mẹ đầy yêu thương.
- Từ ngữ hay: vội vã, bối rối, lập cập.
b.
Vội vã: tỏ ra rất vội, muốn tranh thủ thời gian đến mức tối đa để cho kịp.
Từ này miêu tả hành động của bạn nhỏ khi gặp mẹ đã vội vã chạy đến với mẹ vì bạn đã mong chờ giây phút này quá lâu rồi.
Bối rối: lúng túng, mất bình tĩnh, không biết nên xử trí thế nào
Từ ngữ này nhấn mạnh tâm trạng của bạn nhỏ khi gặp lại mẹ.
Lập cập: vội vã một cách khó nhọc, vì mất bình tĩnh
Từ ngữ này tô đậm hơn nữa tâm trạng và hành động của bạn nhỏ, bạn nhỏ vô cùng vội vã và bối rối khi gặp lại mẹ.
Giaibaitap.me
Soạn bài Viết: Nghe viết Vườn trưa, Phân biệt êch/uêch, ch/tr, ac/at trang 128 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Luyện từ và câu "Từ có nghĩa trái ngược nhau" trang 129 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài đọc "Thuyền giấy" trang 130, 131 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài nói và nghe "Nghe - kể Món quà tặng cha" trang 132 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Chân trời sáng tạo