Câu 1:
KỂ CHUYỆN EM VÀ NGƯỜI THÂN
Nói theo 1 trong 2 đề sau:
a) Kể một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân).
Gợi ý:
- Câu chuyện xảy ra khi nào?
- Em đã hứa với cha mẹ (người thân) điều gì?
- Em đã cố gắng thực hiện lời hứa ấy như thế nào?
- Sau việc đó, cha mẹ (người thân) khen em thế nào?
b) Kể một câu chuyện về việc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.
Gợi ý:
- Câu chuyện xảy ra khi nào?
- Cha mẹ (người thân) của em đã khuyên bảo em những gì?
- Em đã nghe lời khuyên bảo của cha mẹ (người thân) thế nào?
- Qua việc làm của em, thái độ của cha mẹ (người thân) thế nào?
Phương pháp:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a) “Các bạn có biết lời hứa nghĩa là thế nào không? Lời hứa không phải là lời nói thông thường hay một lời nói suông mà là một lời nói nghiêm túc và việc giữ lời hứa cũng là một điều rất đáng quý và đáng trân trọng”.
Các bạn đã bao giờ giữ lời hứa chưa? Nếu đã từng làm như vậy thì chắc hẳn đó là việc bạn có thể làm được, trong tầm tay của bạn thì bạn mới dám hứa chứ. Tôi đã từng gặp một câu chuyện liên quan đến lời hứa: “Hồi còn học lớp năm, có một bạn nam mượn một quyển sách của một người bạn và hứa sẽ trả lại vào tuần sau. Cho đến tuần sau, người bạn kia đã yêu cầu trả lại nhưng lời hứa đó đã kéo xuống tuần sau nữa, rồi tuần này sang tuần khác cho đến hết năm học, quyển sách đó vẫn không đến được tay chủ nhân của nó”.
b) Việc giữ lời hứa thật đáng trân trọng và đáng quý, vậy mà có người còn xem nhẹ nó và lời hứa chỉ là lời nói cho qua chuyện. Nếu không biết giữ lời hứa thì bạn sẽ không bao giờ biết trân trọng lời nói của mình. Người khác sẽ nghĩ bạn là một người vô trách nhiệm đối với lời nói của mình, nghĩ rằng bạn không đáng tin cậy và có thể bạn sẽ còn gặp nhiều hậu quả hơn nữa nếu bạn không biết giữ lời hứa. Bởi vậy, bạn hãy trân trọng nó và hãy hứa nếu như đó là việc bạn có thể làm được, bạn sẽ có được những kết quả tốt từ người khác. Vậy nên, việc giữ lời hứa rất đáng quý để tôi và mọi người cùng học tập.
Câu 2: Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân) hoặc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.
Phương pháp:
Em dựa vào gợi ý để viết đoạn văn.
Trả lời:
Tôi lớn lên trong tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà. Từ nhỏ, tôi đã ở với bà để bố mẹ tôi đi làm kinh tế, vì thế bà thay cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng tôi từng ngày. Ở với bà, tôi được bà chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, bà thường dậy sớm đi chợ và trở về nhà khi tối muộn. Có nhiều lần, bà dẫn tôi đi cùng. Những món hàng bà bán thường chỉ là những thức quà vặt mà trẻ con và người lớn đều thích như xôi, các loại bánh nếp… Bà rất khéo tay nên mỗi lần bà làm bánh, nấu xôi, bà đều chỉ cho tôi cách làm. Bà dạy tôi rằng “chỉ có lao động mới mang lại niềm hạnh phúc và sống cuộc đời có ý nghĩa”. Chính điều đó nuôi dưỡng ý thức của tôi về tình yêu với lao động, với cuộc sống. Giờ đây bà đã đi xa nhưng tôi luôn biết ơn bà đã hi sinh vì con cháu, để tôi biết cố gắng hơn mỗi ngày.
Giaibaitap.me
Soạn bài Quạt cho bà ngủ trang 52, 53 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Vì sao bạn nhỏ trong bài thơ mong chích chòe đừng hót?
Soạn bài Chính tả Trong đêm bé ngủ trang 53, 54 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 11 chữ trong bảng sau.
Soạn bài Em đọc sách báo trang 54, 55 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn) em đọc ở nhà về tình cảm gia đình.
Soạn bài Ba con búp bê trang 55, 56 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Món quà bé Mai nhận được trong đêm Nô-en là gì?