Câu 1. Kể chuyện:
EM TIẾT KIỆM
Kể chuyện em nuôi con heo đất cho các bạn nghe.
Gợi ý:
- Ai mua con heo đất (hoặc đồ vật đựng tiền tiết kiệm) cho em?
- Hình dáng con heo đất đó thế nào?
- Em cho heo đất ăn thế nào?
- Tình cảm của em với con heo đất thế nào?
- Nhờ nuôi heo đất, em đã làm được việc gì?
- Gắn ảnh hoặc tranh em vẽ con heo đất.
Phương pháp:
Em dựa vào gợi ý và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Trung Thu mẹ mua tặng em một con heo đất. Con heo có màu xanh, trông béo mũm mĩm. Hằng ngày, mỗi khi có tiền lẻ mẹ thường cho em để nuôi heo. Cuối năm học được thưởng, tiền lì xì Tết em cũng nuôi heo. Ngày ngày gắn bó với chú heo xanh nhỏ xin, em ngày càng quý mến nó. Nhờ nuôi heo mà em đã ủng hộ giúp đỡ đồng bào miền Trung khi lũ lụt bên cạnh đó là mua được quyển sách “168 câu chuyện cổ tích hay”. Nuôi heo đất giúp em biết tiết kiệm hơn.
Câu 2: Ngoài việc nuôi heo đất, em còn biết tiết kiệm những gì nữa?
Gợi ý:
- Ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng, em còn tiết kiệm những gì?
- Vì sao em phải tiết kiệm?
- Em tiết kiệm như thế nào?
- Kết quả tiết kiệm ra sao?
Trả lời:
Em biết tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm đồ ăn, tiết kiệm túi ni-lông.
- Em phải tiết kiệm vì nó là nguồn tài nguyên quý giá, để bảo vệ môi trường, để tránh lãnh phí.
- Em sử dụng hợp lí, ăn hết đồ ăn, khóa nước khi không sử dụng, tắt đèn khi ra khỏi phòng.
- Kết quả là gia đình em tiết kiệm được tiền sinh hoạt, môi trường giảm ô nhiễm vì rác.
Giaibaitap.me
Soạn bài Thả diều trang 36, 37 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Bài thơ tả cảnh thả diều vào những khoảng thời gian nào trong ngày. Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Soạn bài Em tiết kiệm trang 37 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Viết một đoạn văn kể chuyện em tiết kiệm điện, nước, thức ăn,...
Soạn bài Chú gấu Mi-sa trang 38, 39 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Gặp tuần lộc đêm Giáng sinh, gấu bông giúp tuần lộc làm việc gì?
Soạn bài Chính tả Thả diều trang 40 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 9 chữ trong bảng sau.