Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Tiếng Việt 3 - Cánh Diều

Bài 7. Khối óc và bàn tay

Soạn bài Em đọc sách báo trang 88, 89 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về hoạt động sáng tạo mà em đọc ở nhà.

Câu 1

EM ĐỌC SÁCH BÁO

Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về hoạt động sáng tạo mà em đọc ở nhà.

Mẫu:

Bình nước và con cá vàng

Một lần, thầy giáo nếu cho lớp của I-ren câu hỏi:

- Nếu tôi thả một con cá vàng vào bình nước đầy, nước sẽ như thế nào?

- Nước sẽ trào ra ạ! – Cả lớp đồng thanh đáp.

- Nếu tôi đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc, sẽ thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy?

“Lạ nhỉ”, “Cũng có thể là cá vàng uống mất một ít nước?”, “Hoặc nước rớt ra ngoài cốc chăng?” – Lũ trẻ bàn tán rất hăng.

I-ren im lặng suy nghĩ. Ai cũng biết một khi vật bị chìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích vật đó. Thế mà hôm nay thầy nói như vậy. Chẳng lẽ thầy thử chúng mình?

Về nhà, I-ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan sát. Kết quả, lượng nước trào ra ngoài hoàn toàn bằng thể tích con cá.

Ngày hôm sau, I-ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe. Thầy giáo mỉm cười:

- Ngay cả nhà khoa học cũng có thể sai. Chỉ có sự thật mới đáng tin cậy. Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công.

Nhờ chịu suy nghĩ, tìm tòi, sau này, I-ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. 

Theo VŨ BỘI TUYÊN

Phương pháp:

Em tìm đọc những câu chuyện về hoạt động sáng tạo trong sách, báo, tạp chí. 

Trả lời:

Đặng Minh Đức là học sinh giỏi nhiều năm liền Trường THCS Thác Mơ, TX Phước Long. Bạn được biết đến là thiếu niên năng nổ, hoạt bát và nhiệt tình tham gia các phong trào ở trường lớp và địa phương. Năm 2013, Đức tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng và đã xuất sắc đoạt giải Ba với mô hình “Máy xúc nông sản bán tự động” rất hữu dụng.

Sáng tạo đó được xuất phát từ việc nhiều lần được cùng ba mẹ đến những xưởng chế biến điều ở địa phương, Đức thấy người lao động rất vất vả khi phải phơi và thu gom hạt điều một cách thủ công trên diện tích sân phơi khá rộng lớn. Từ đó, Đức đã nảy ra ý tưởng làm chiếc máy xúc nông sản bán tự động để hỗ trợ người nông dân, đặc biệt là các cơ sở chế biến điều giải quyết bài toán nhân công và năng suất lao động trong thu gom nông sản chỉ với 1 lao động bằng cách sử dụng chiếc máy thu gom này”. Mô hình sáng tạo này của Đức đã được Ban Giám khảo Cuộc thi đành giá là có tính ứng dụng cao và rất phù hợp với điều kiện ở Bình Phước, nếu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn sẽ giúp tiết kiệm đáng kể sức lao động cũng như nhân công trong việc thu gom nông sản. Sản phẩm của Đức được Sở KH&CN lựa chọn là một trong những sản phẩm tiêu biểu gửi tham dự Cuộc thi toàn quốc. 

Câu 2. Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).

Gợi ý:

- Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?

- Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì? 

Phương pháp:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.  

Trả lời: 

Câu chuyện ca ngợi Đặng Minh Đức đã có sự sáng tạo rất bổ ích trong cuộc sống.

Qua câu chuyện em thấy cần quan sát cuộc sống và suy nghĩ sáng tạo để khiến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.  

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác