Câu 1. Nhớ – viết: Trên hồ Ba Bể (2 khổ thơ đầu)
Phương pháp:
Em thực hiện bài viết vào vở.
Chú ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng mỗi dòng thơ.
Trả lời:
Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngâm se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh.
- Chú ý viết đúng chính tả những từ dễ sai: se sẽ, lướt nhẹ, lặng lẽ…
Câu 2. Tìm đường:
a) Em chọn chữ (l hay n) phù hợp với ô trống. Giúp rùa con tìm đường về hang, biết rằng đường về hàng của rùa được đánh dấu bằng các tiếng bắt đầu với chữ l.
b) Em chọn chữ (c hay t) phù hợp với ô trống. Giúp bạn Nam tìm đường về làng quê, biết răng đường về làng được đánh dấu bằng các tiếng có chữ c đứng cuối.
Phương pháp:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a) lo lắng – náo động – giếng nước – cây nấm – no nê – đồng lúa – lội suối – khoai lang – nông dân.
b) nước mưa – trong vắt – máu lạnh – tinh mắt – rước đèn – quạt mát – ước mong – được mùa.
Câu 3. Tìm các tiếng:
a) Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:
- Trái ngược với chặt (chặt chẽ).
- Đồ dùng, thường bằng lá, để đội đầu, che mưa nắng.
- Đồ dùng bằng đất hoặc kim loại, có lòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn.
b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau:
- Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét.
- Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,...).
- Làm chín thức ăn trong nước sôi.
Phương pháp:
Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a) Bắt đầu bằng l hoặc n: Có nghĩa như sau:
- Trái ngược với chặt (chặt chẽ): lỏng (lỏng lẻo)
- Đồ dùng, thường bằng lá, để gội đầu, che mưa nắng: nón
- Đồ dùng bằng đất kim loại, có lòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn: nồi
b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau:
- Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét: buốt
- Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,...): thuốc
- Làm chín thức ăn trong nước sôi: luộc
Giaibaitap.me
Soạn bài Em đọc sách báo trang 13 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về cảnh đẹp quê hương, đất nước mà em đã đọc ở nhà
Soạn bài Sự tích thành Cổ Loa trang 14, 15 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Ban đầu, công việc xây thành của nhà vua gặp khó khăn gì?
Soạn bài Góc sáng tạo: Đố vui đó là cảnh đẹp nào trang 15, 16 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Viết một đoạn văn ngắn về cảnh đẹp đã chọn.
Soạn bài Chia sẻ và đọc Sông quê trang 17, 18, 19 SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 2. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê?