Câu 1 trang 69: Nói về một đồ vật em thường dùng khi đi tham quan, du lịch.
Phương pháp:
Em nói về một đồ vật em thường dùng khi đi tham quan, du lịch dựa vào gợi ý:
1. Giới thiệu về đồ vật:
+ Đó là đồ vật gì?
+ Từ đâu em có đồ vật ấy?
2. Đặc điểm chung của đồ vật:
+ Hình dáng
+ Màu sắc
+ Kích thước
+ Cấu tạo
+ Họa tiết
3. Đặc điểm nổi bật của đồ vật.
4. Vai trò, ý nghĩa của đồ vật:
+ Đồ vật ấy dùng để làm gì?
+ Sự xuất hiện của đồ vật làm thay đổi gì trong cuộc sống của em không?
5. Sử dụng và bảo quản đồ vật ra sao?
6. Tình cảm của em với đồ vật ấy:
+ Yêu thích, trân trọng
+ Lời hứa giữ gìn, bảo vệ
Trả lời:
Chiếc ô là đồ vật luôn có trong ba lô đi học của em. Chiếc ô của em có mặt ngoài màu vàng, mặt trong màu đen. Mặt ngoài chiếc ô được trang trí hình những chú gấu rất đáng yêu. Mỗi khi trời mưa hay nắng, em đều dùng ô để che. Chiếc ô đi cùng em trên con đường đến trường. Nó như một người bạn của em.
Câu 2 trang 69: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) tả một đồ vật em thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch.
Phương pháp:
Em hãy viết đoạn văn theo gợi ý sau:
1. Giới thiệu về đồ vật:
+ Đó là đồ vật gì?
+ Từ đâu em có đồ vật ấy?
2. Đặc điểm chung của đồ vật:
+ Hình dáng
+ Màu sắc
+ Kích thước
+ Cấu tạo
+ Họa tiết
3. Đặc điểm nổi bật của đồ vật.
4. Vai trò, ý nghĩa của đồ vật:
+ Đồ vật ấy dùng để làm gì?
+ Sự xuất hiện của đồ vật làm thay đổi gì trong cuộc sống của em không?
5. Sử dụng và bảo quản đồ vật ra sao?
6. Tình cảm của em với đồ vật ấy:
+ Yêu thích, trân trọng
+ Lời hứa giữ gìn, bảo vệ
Trả lời:
Đồ vật mà em muốn miêu tả là chiếc ô. Ô có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng, ... Ô gồm có tán ô được làm bằng vải chống thấm nước và tay cầm. Em thường dùng ô vào những ngày nắng hoặc những ngày mưa nhỏ. Em rất yêu quý đồ vật này. Mỗi lần dùng xong đều cất gọn gàng và giữ gìn cẩn thận.
Câu 3 trang 69: Trao đổi với bạn:
Phương pháp:
Em tự trao đổi về bài viết của bạn.
G:
Bài của bạn có từ nào dùng hay?
Hình ảnh nào đẹp trong bài của bạn?
Điều thú vị trong cách dùng từ, đặt câu của bạn?
Trả lời:
- Em đọc bài của bạn và thực hành. Ví dụ bạn có từ dùng hay: lao xao, long lanh, như một niềm tin… rồi điều chỉnh bài viết của mình.
Vận dụng:
Chơi trò chơi Phòng tranh vui vẻ:
- Trưng bày tranh ảnh về hoa quả, chim chóc, muông thú, …
- Nói 2-3 câu về sự vật trong tranh mà em sưu tầm được.
a. Em sưu tầm và trưng bày tranh ảnh về hoa quả, chim chóc, muôn thú,...
b. Em nói với bạn về tranh ảnh về hoa quả, chim chóc, muôn thú,... theo gợi ý sau:
- Tên bức tranh là gì?
- Bức tranh vẽ gì?
- Màu sắc trong bức tranh ra sao?
- Ý nghĩa bức tranh là gì?
Trả lời:
- Bức tranh vẽ rất nhiều loại quả ngon như xoài, cam, táo, nho, quýt, lê, khế… quả nào trông cũng thật tươi ngon!
Giaibaitap.me
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 7 tập 70 Chân trời sáng tạo. Đọc một đoạn trong truyện em thích và trả lời câu hỏi.
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 71, 72 tập 2 Chân trời sáng tạo. Đọc một đoạn trong bài em thích và trả lời câu hỏi. Viết lại vào vở cho đúng các tên riêng nước ngoài. Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi ô trống:
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 73 tập 2 Chân trời sáng tạo. Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích. Nói về cảm xúc của em sau khi đọc. Đặt 1-2 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 2
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 74 tập 2 Chân trời sáng tạo. Đọc một đoạn văn trong bài văn em thích. Nói về một hình ảnh đẹp trong bài văn vừa đọc. Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một hoạt động ở trường mà em thích dựa vào gợi ý: