Phần I. Khởi động
Chia sẻ với bạn về những điều em thấy trong ảnh dưới đây:
Phương pháp:
Em hãy quan sát tranh và trao đổi với bạn về bức tranh theo gợi ý:
- Bức tranh vẽ gì?
- Màu sắc trong tranh như thế nào?
- Bức tranh gợi cho em cảm xúc gì?
Trả lời:
- Em thấy đầm sen đang nở rộ. Những bông hoa sen màu hồng nhạt xen lẫn trong màu lá xanh.
- Em thấy cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay.
Phần II. Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Nội dung chính:
Cảnh vật vào mùa nước nổi tháng Bảy.
Câu 1 trang 103: Mùa nước nổi bắt đầu vào thời điểm nào?
Phương pháp:
Em đọc câu văn đầu tiên để biết mùa nước nổi bắt đầu vào thời điểm nào.
Trả lời:
Mùa nước nổi bắt đầu vào tháng Bảy.
Câu 2 trang 103: Những hình ảnh nào báo hiệu mùa nước nổi đã về?
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất để tìm những hình ảnh nào báo hiệu mùa nước nổi đã về.
Trả lời:
Những con nước lớn đổ về, nước sông dâng lên long lanh như một tấm gương khổng lồ.
Câu 3 trang 103: Mỗi sự vật dưới đây được tả bằng những từ ngữ nào?
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai để biết mỗi sự vật trên được tả bằng những từ ngữ nào.
Trả lời:
- Những chiếc xuồng con bắt đầu tỏa ra đồng giăng câu, thả lưới.
- Những bụi bông điên điển vàng rực rỡ nghiêng nhành khi chiếc xuồng câu đi qua.
- Mặt trời bồng bềnh như quả bóng màu vàng cam.
Câu 4 trang 103: Hình ảnh mặt nước có gì đẹp?
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai và ba để biết hình ảnh mặt nước có gì đẹp.
Trả lời:
Khi những con nước đổ về nước sông long lanh như một tấm gương khổng lồ.
Khi mặt trời lặn xuống cánh đồng chiều để trời và nước soi vào nhau, hòa làm một Khi những chuyến đồ ngang sang sông dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng.
Câu 5 trang 103: Mùa nước nổi qua đi để lại những gì cho những vụ mùa sau?
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn cuối bài để biết mùa nước nổi qua đi để lại những gì cho những vụ mùa sau.
Trả lời:
Khi những mùa nước nổi đi qua để lại những lớp phù sa nồng nàn cho những vụ mùa sau bội thu trở lại.
2. Câu hỏi trang 103: Sắp xếp các từ ngữ sau thành câu ca dao:
Phương pháp:
Em hãy sắp xếp các từ đã cho thành câu ca dao.
Trả lời:
“Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.”
3. Câu hỏi trang 103: Nói 1-2 câu về câu ca dao đã sắp xếp được ở bài tập 2.
Phương pháp:
Em nói về nội dung của câu ca dao trên.
G:
- Câu ca dao nhắc đến địa điểm nào?
- Địa điểm đó có nét nổi bật là gì?
Trả lời:
Câu thơ nói về cảnh đẹp đặc trưng của Bến Tre là dừa và Tháp Mười là những bông sen. Mỗi khi thấy dừa và sen lại nhớ đến những địa danh này.
Giaibaitap.me
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 104 tập 2 Chân trời sáng tạo. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 105 tập 2 Chân trời sáng tạo. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam. Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu một địa điểm du lịch trên đất nước Việt Nam.
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 108 tập 2 Chân trời sáng tạo. Viết từ: Vân Đồn
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 106, 107 tập 2 Chân trời sáng tạo. Đọc và nói về tên gọi các loài sinh vật biển trong từng bức ảnh dưới đây. San hô hóa thạch được so sánh với hình ảnh nào? Theo em, vì sao mọi người lặng đi trước cảnh một bãi san hô đang chết?