Phần I. Khởi động
Chia sẻ về một nghề hoặc làng nghề truyền thống mà em biết.
Phương pháp:
Em hãy chia sẻ về một nghề hoặc làng nghề truyền thống mà em biết theo gợi ý:
- Làng nghề đó tên là gì?
- Làng nghề đó nằm ở đâu?
- Làng nghề đó làm ra sản phẩm gì?
- Ý nghĩa và giá trị của sản phẩm do làng nghề ấy làm ra.
Trả lời:
- Làng nghề truyền thống Chằm nón lá An Hiệp, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Nghề Chằm nón lá đã xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với đời sống văn hóa của nhân dân ấp An Hiệp.
- Tranh thêu Hữu Hạnh có mặt rất sớm ở Đà Lạt và được bạn bè thế giới ngưỡng mộ, đón nhận, đã có mặt ở nhiều nước như: Nhật, Pháp, Đức, Mỹ, Úc, Anh, Na Uy, Hàn Quốc… Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’Tiêng – Bình Phước không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, mà còn góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa, nét độc đáo riêng của đồng bào dân tộc S’Tiêng
Phần II. Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Nội dung chính:
Thể hiện nét đẹp của làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng.
Câu 1 trang 33: Hai dòng thơ đầu nói lên điều gì?
Phương pháp:
Em đọc kĩ hai dòng thơ đầu để biết hai dòng thơ đầu nói lên điều gì.
Trả lời:
Hai dòng thơ đầu nói lên chất liệu làm gốm bát tràng và cách vẽ hoa văn lên gốm.
Câu 2 trang 33: Mỗi hoa văn sau được tả bằng những từ ngữ nào?
Phương pháp:
Em đọc dòng thơ thứ tư đến hết dòng thơ thứ sáu để xem mỗi hoa văn trên được tả bằng những từ ngữ nào.
Trả lời:
Con cò bay lả, bay la
Trái mơ tròn trĩnh
Quả bòng đung đưa
Câu 3 trang 33: Những dòng thơ nào cho thấy nhân vật em sử dụng bút vẽ rất khéo?
Phương pháp:
Em đọc những dòng thơ cuối để tìm những dòng thơ nào cho thấy nhân vật em sử dụng bút vẽ rất khéo.
Trả lời:
Em cầm bút vẽ lên tay
Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa
Câu 4 trang 33: Vì sao tác giả thấy nhân vật em giống nghệ nhân Bát Tràng?
* Học thuộc lòng bài thơ.
Phương pháp:
Em đọc hai câu thơ cuối để biết vì sao tác giả thấy nhân vật em giống nghệ nhân Bát Tràng.
Trả lời:
- Vì những nét vẽ của bạn rất tài hoa và khéo léo và dáng bạn vẽ hài hòa, uyển chuyển.
- Em học thuộc lòng bài thơ.
2. Đọc một bài văn về một môn nghệ thuật
a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích.
b. Nói 2-3 câu có hình ảnh so sánh về môn nghệ thuật được nhắc đến trong bài văn
Phương pháp:
a. Em sưu tầm những câu chuyện, bài thơ về một môn nghệ thuật trong sách, báo, tạp chí.
Sau đó viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích theo gợi ý:
Tên bài văn
Tác giả
Tên môn nghệ thuật
Hình ảnh đẹp
Hình ảnh ấn tượng
Trả lời:
a. Tên bài đọc: Nhảy sạp - nét đẹp văn hóa trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Thái Quan Sơn.
Tác giả: Khánh Linh
Tên môn nghệ thuật: Nhảy sạp.
Hình ảnh:
- Người múa lần lượt từng cặp trai gái nhảy vào dàn sạp, mỗi người cầm một chiếc khăn múa dài, khi tung lên, khi uốn lượn quanh người. Động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển, lúc dồn dập biến đổi ngang, dọc, chéo, tròn, tất cả đều diễn ra trên dàn sạp và phải đúng nhịp, làm sao khi hai sạp con chập vào nhau thì người nhảy không bị kẹp vào chân. Cuộc vui kéo dài không biết chán, cuốn hút mọi người rất hào hứng, say sưa...
b. Nói 2-3 câu có hình ảnh so sánh về môn nghệ thuật được nhắc đến trong bài văn
- Các chị nhảy sạp chuyên nghiệp như những nghệ nhân.
- Chiếc sạp đưa đều thoăn thoắt như con thoi.
Giaibaitap.me
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 34 tập 2 Chân trời sáng tạo. Tìm tiếng có vần iêu hoặc vần yêu thích hợp với mỗi bông hoa:
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 35 tập 2 Chân trời sáng tạo. Tìm từ ngữ biểu thị ý cầu khiến trong mỗi câu dưới đây. Chuyển các câu kể dưới đây thành câu khiến. Đặt 1-2 câu khiến để Đặt 1-2 câu khiến để: Mượn bạn một quyển sách
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 36 tập 2 Chân trời sáng tạo. Chia sẻ về một âm thanh em thích. Thủy làm những gì trước khi vào phòng thi? Tiếng đàn của Thủy được tả bằng hình ảnh nào?
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 38 tập 2 Chân trời sáng tạo. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh. Đóng vai để nói lời đáp của các học trò khi nghe lời dặn dò của thầy giáo Vàng Anh.