Phần I. Khởi động
Giới thiệu với bạn một món ăn ngày Tết ở quê em theo gợi ý:
Phương pháp:
Nói với bạn một món ăn ngày Tết ở quê em theo gợi ý:
- Đó là món ăn gì?
- Màu sắc của món ăn đó ra sao?
- Hương vị của món ăn đó như thế nào?
- Ý nghĩa của món ăn?
Trả lời:
Tên: Bánh trưng
Màu sắc: bên ngoài màu xanh trong nhân thịt đỗ vàng
Hương vị: Vị bùi của gạo nếp hòa lẫn với vị ngọt thơm của thịt.
Phần II. Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Nội dung chính:
Sự đa dạng của các món ăn trên các quốc gia khác nhau vào dịp Tết.
Câu 1 trang 110: Vì sao người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa?
Phương pháp:
Em đọc thông tin đoạn văn đầu tiên để biết vì sao người Nhật Bản thường ăn mì Sô-ba vào đêm giao thừa.
Trả lời:
Vì sợi mì Sô – ba dài và dai nên họ nên rằng đó là biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn.
Câu 2 trang 110: Đầu năm, người Lào tặng nhau món lạp thay cho điều gì?
Phương pháp:
Em đọc thông tin đoạn văn thứ hai để biết đầu năm, người Lào tặng nhau món lạp thay cho điều gì.
Trả lời:
Đầu năm người Lào tặng nhau món lạp thay lời chúc may mắn đầu năm.
Câu 3 trang 110: Nhân bánh bột nướng của người Ca-na-da được làm từ những nguyên liệu gì?
Phương pháp:
Em đọc nội dung đoạn văn thứ ba để biết nhân bánh bột nướng của người Canada được làm từ những nguyên liệu gì.
Trả lời:
Nhân bánh bột nướng của người Ca-na-da được làm từ thịt bò, thịt heo hoặc cá hồi và khoai tây.
Câu 4 trang 110: Trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm gì?
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn cuối để biết trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm gì.
Trả lời:
Trong các dịp lễ tết, phụ nữ Mê-xi-cô thường cùng nhau làm bánh bột ngô nhồi với pho mát và thịt, gói trong lá chuối hoặc lá ngô vào các dịp lễ tết.
Câu 5 trang 110: Bài đọc giúp em biết thêm điều gì?
Phương pháp:
Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của riêng mình.
Trả lời:
Bài học giúp em hiểu biết thêm về các hoạt động cũng như món ăn truyền thống của các quốc gia như Nhật Bản, Lào, Ca-na-đa, Mê-xi-cô.
2. Câu hỏi trang 110: Nói về một món bánh quen thuộc của Việt Nam mà em biết.
Phương pháp:
Nói về một món bánh quen thuộc của Việt Nam mà em biết theo gợi ý:
- Đó là món ăn gì?
- Màu sắc của món ăn đó ra sao?
- Hương vị của món ăn đó như thế nào?
- Ý nghĩa của món ăn?
Trả lời:
Bánh giầy được xem là một món bánh đặc trưng của dân tộc Việt Nam kèm theo là một sự tích từ thời cha ông mà ai cũng được nghe khi còn nhỏ. Món bánh vô cùng đơn giản với bột được hấp dẻo mềm kẹp cùng miếng chả lụa dai dai hoặc có thể được bọc với đậu xanh mềm bùi, cắn một miếng thôi cũng đem đến cho bạn một hương vị thơm ngon khó thể nào quên được.
Giaibaitap.me
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 110, 111 tập 2 Chân trời sáng tạo. Đọc lời các nhân vật trong tranh và trả lời câu hỏi. Nói về một số đặc điểm của nhân vật em thích trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình dựa vào gợi ý:
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 111 tập 2 Chân trời sáng tạo. Viết đoạn văn ngắn nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong chuyện đã đọc hoặc đã nghe dựa vào gợi ý. Giới thiệu với bạn bìa một cuốn truyện hoặc nội dung quảng cáo một phim hoạt hình em thích.
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 112, 113 tập 2 Chân trời sáng tạo. Nói về sự thay đổi màu sắc của bầu trời vào các buổi trong ngày hoặc các mùa trong năm. Em cảm thấy thế nào khi được sống dưới mái nhà chung?
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 114 tập 2 Chân trời sáng tạo. Nhớ-viết: Một mái nhà chung (bốn khổ thơ đầu). Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi chỗ trống: