Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 2 phiếu

Giải bài tập Toán 12

CHƯƠNG I. ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ

Giải bài tập trang 47 ôn tập chương I - Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số SGK Giải tích 12. Câu 1: Số điểm cực trị của hàm số là:...

Bài 1 trang 47 SGK Giải tích 12

Số điểm cực trị của hàm số là: \(y =  - {1 \over 3}{x^3} - x + 7\)

A. \(1\)           B. \(0\)             C. \(3\)            D. \(2\)

Giải

\(y’ = -x^2- 1 < 0, ∀x ∈\mathbb R\)

Hàm số luôn nghịch biến trên tập xác định. Do đó hàm số không có cực trị.

Chọn đáp án B

Bài 2 trang 47 SGK Giải tích 12

Số điểm cực đại của hàm số \(y = x^4+ 100\) là:

A. \(0\)               B. \(1\)                   C. \(2\)                D. \(3\)

Giải

\(y’= 4x^3 ⇔ x = 0\).

Đạo hàm \(y’ < 0\)  với \(x < 0\) và \(y’ > 0\) với \(x > 0\).

Vậy hàm số chỉ có \(1\) cực tiểu tại \(x = 0\) và không có điểm cực đại.

Vậy chọn đáp án A

Bài 3 trang 47 SGK Giải tích 12

Số đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = {{1 - x} \over {1 + x}}\) là

A. \(1\)            B. 2              C. \(3\)             D. \(0\)

Giải

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {1^ - }} y =  + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {1^ + }} y =  - \infty \). Tiệm cận đứng \(x = -1\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty } y =  - 1\). Tiệm cận ngang \(y = 1\)

Vậy đồ thị có 2 tiệm cận. Chọn đáp án B

Bài 4 trang 47 SGK Giải tích 12

Hàm số \(y = {{2x - 5} \over {x + 3}}\) đồng biến trên:

A. \(\mathbb R\)                            B. \((-∞, 3)\)        

C. \((-3, - ∞)\)             D. \(\mathbb R\backslash {\rm{\{ }} - 3\} \)

Giải

Tập xác định của hàm số : \(D=\mathbb R\backslash {\rm{\{ }} - 3\} \)

 \(y' = {{11} \over {{{(x + 3)}^2}}} > 0\forall x \in D\)

Hàm số đồng biến trên tập xác định

Chọn đáp án D

Bài 5 trang 47 SGK Giải tích 12

Tiếp tuyến tại điểm cực tiểu của đồ thị hàm số là:

 \(y = {1 \over 3}{x^3} - 2{x^2} + 3x - 5\)

A. Song song với đường thẳng \(x = 1\)

B. Song song với trục hoành

C. Có hệ số góc vuông

D. Có hệ số góc bằng \(-1\)

Giải

\(y’= x^2– 4x + 3 = 0 ⇔ x = 1, x = 3\)

\(y’’ = 2x -4, y’’(1) = -2, y’’(3) = 2\)

Suy ra hàm số đạt cực tiểu tại \(x = 3\).

Phương trình tiếp tuyến tại điểm cực  tiểu có hệ số góc \(y’(3) = 0\). Do đó tiếp tuyến song song với trục hoành.

Chọn đáp án B

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me