Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.1 trên 10 phiếu

Giải bài tập Toán 12

CHƯƠNG II. HÀM SỐ LŨY THỪA HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT

Giải bài tập trang 55, 56 bài 1 lũy thừa SGK Giải tích 12. Câu 1:Tính...

Bài 1 trang 55 sgk giải tích 12

Tính:

a) \({9^{{2 \over 5}}}{.27^{{2 \over 5}}}\);

b) \({144^{{3 \over 4}}}:{9^{{3 \over 4}}}\);

c) \({\left( {{1 \over {16}}} \right)^{ - 0,75}} + {\left( {0,25} \right)^{{{ - 5} \over 2}}}\);

d) \({\left( {0,04} \right)^{ - 1,5}} - {\left( {0,125} \right)^{{{ - 2} \over 3}}}\);

Giải 

 Có thể sử dụng máy tính cầm tay để thực hiện các phép tính. Sau đây là cách tính bằng cách sử dụng tính chất của lũy thừa:

a) \({9^{{2 \over 5}}}{.27^{{2 \over 5}}} = {\left( {9.27} \right)^{{2 \over 5}}} = {\left( {{3^2}{{.3}^3}} \right)^{{2 \over 5}}} = \left( {{3^{5.{2 \over 5}}}} \right) = {3^2} = 9\).

b) 

\(\eqalign{
& {144^{{3 \over 4}}}:{9^{{3 \over 4}}} = \left( {144:9}\right)^{3 \over 4} = {\left( {{{\left( {{{12} \over 3}} \right)}^2}} \right)^{{3 \over 4}}} \cr 
& = \left( {{4^{2.{3 \over 4}}}} \right) = {4^{{3 \over 2}}} = {2^3} = 8 \cr} \)

c)  

\(\eqalign{
& {\left( {{1 \over {16}}} \right)^{ - 0,75}} + {\left( {0,25} \right)^{{{ - 5} \over 2}}} = {16^{0,75}} + {\left( {{1 \over 4}} \right)^{{{ - 5} \over 2}}} \cr 
& = {\left( {{2^4}} \right)^{0,75}} + {4^{2,5}} = {2^{4.0,75}} + {2^{2.2,5}} \cr 
& = {2^3} + {2^5} = 40 \cr} \)

d) 

\(\eqalign{
& {\left( {0,04} \right)^{ - 1,5}} - {\left( {0,125} \right)^{{{ - 2} \over 3}}} \cr 
& = {\left( {{4 \over {100}}} \right)^{ - 1,5}} - {\left( {{{125} \over {1000}}} \right)^{{{ - 2} \over 3}}} \cr 
& = {\left( {{{100} \over 4}} \right)^{1,5}} - {8^{{2 \over 3}}} \cr 
& = {\left( {{5^2}} \right)^{{3 \over 2}}} - {\left( {{2^3}} \right)^{{2 \over 3}}} \cr 
& = {5^3} - {2^2} = 125 - 4 = 121 \cr} \)

Bài 2 trang 55 sgk giải tích 12

Cho \(a, b\) là những số thực dương. Viết các biểu thức dưới dạng lũy thừa với số mũ hữu tỉ: 

a) \(a^{\frac{1}{3}}\). \(\sqrt{a}\);

b) \(b^{\frac{1}{2}}.b ^{\frac{1}{3}}. \sqrt[6]{b}\);

c) \(a^{\frac{4}{3}}\) : \(\sqrt[3]{a}\);

d) \(\sqrt[3]{b}\) : \(b^{\frac{1}{6}}\) ;

Giải

a)\(a^{\frac{1}{3}}\). \(\sqrt{a}\) = \(a^{\frac{1}{3}}. a^{\frac{1}{2}}\) = \(a^{\frac{5}{6}}\).

b) \(b^{\frac{1}{2}}.b ^{\frac{1}{3}}. \sqrt[6]{b}\) = \(b^{\frac{1}{2}}.b ^{\frac{1}{3}}. b^{\frac{1}{6}}\) = \(b^{\frac{1}{2}+ \frac{1}{3}+ \frac{1}{6}}\) = b.

c) \(a^{\frac{4}{3}}\) : \(\sqrt[3]{a}\)= \(a^{\frac{4}{3}}\): \(a^{\frac{1}{3}}\) = a.

d) \(\sqrt[3]{b}\) : \(b^{\frac{1}{6}}\) = \(b^{\frac{2}{6}}\) : \(b^{\frac{1}{6}}\) = \(b^{\frac{1}{6}}\).

Bài 3 trang 56 sgk giải tích 12

Viết các số sau theo thứ tự tăng dần:

a) \(1^{3,75}\) ; \(2^{-1}\) ; \((\frac{1}{2})^{-3}\)

b) \(98^{0}\) ; \(\left ( \frac{3}{7} \right )^{-1}\) ; \(32^{\frac{1}{5}}\).

Giải

 Các em học sinh có thể  sử dụng máy tính cầm tay để tính các lũy thừa rồi sắp thứ tự cho đúng. Tuy nhiên để rèn luyện các tính chất của lũy thừa các em nên giải bài toán như sau:

a) \(1^{3,75}\) = 1 = \(2^{0}\) ; \(\left ( \frac{1}{2} \right )^{-3}\) = \(2^{3}\).

Mặt khác trong hai lũy thừa cungc cơ số lớn hơn 1, lũy thừa nào có số mũ lớn hơn là lũy thừa lớn hơn. Do đó theo thứ tự tăng dần ta được:

\(2^{-1}\) < \(1^{3,75}\) < \(\left ( \frac{1}{2} \right )^{-3}\)

b) \(98^{0}= 1 \)= \(\frac{3}{3}\) ; \(\left ( \frac{3}{7} \right )^{-1}\) = \(\frac{7}{3}\) ;  \(32^{\frac{1}{5}}\) = \(\left ( 2^{5} \right )^{\frac{1}{5}}\) = 2 = \(\frac{6}{3}\).

Do đó \(98^{0}\) < \(32^{\frac{1}{5}}\) < \(\left ( \frac{3}{7} \right )^{-1}\).

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me