Bài 9 trang 119 SGK Hình học 10 nâng cao
Cho đường tròn \((C):\,\,{x^2} + {y^2} = 4\) và điểm A(-2, 3)
a) Viết phương trình của các tiếp tuyến của (C) kể từ A.
b) Tính các khoảng cách từ A đến tiếp điểm của hai tiếp tuyến nói ở câu a) và khoảng cách giữa hai tiếp điểm đó.
Giải
Đường tròn (C) có tâm O(0 ; 0), bán kính R=2.
a) Đường thẳng Δ qua A có dạng
\(\eqalign{
& a(x + 2) + b(y - 3) = 0 \cr
& \Leftrightarrow \,ax + by + 2a - 3b = 0 \cr} \)
Δ là tiếp tuyến của (C)
\(\eqalign{
& \Leftrightarrow \,\,d(O\,;\,\Delta ) = R\,\,\, \Leftrightarrow \,\,\,{{|2a - 3b|} \over {\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = 2 \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow \,\,{(2a - 3b)^2} = 4({a^2} + {b^2}) \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow \,\,5{b^2} - 12ab = 0 \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow \,\,b(5b - 12a) = 0\cr&\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\Leftrightarrow \,\,\,\left[ \matrix{
b = 0 \hfill \cr
12a = 5b \hfill \cr} \right. \cr} \)
Với b = 0, chọn a = 1 ta có tiếp tuyến \({\Delta _1}\,\,:\,\,x + 2 = 0\)
Với \(12a=5b\), chọn \(a=5, b=12\) ta có tiếp tuyến \({\Delta _2}:\,\,5x + 12y - 26 = 0\)
b) Gọi T, T’ là tiếp điểm của \({\Delta _1}\,,\,{\Delta _2}\) với (C) . Ta có
\(AT = AT' = \sqrt {A{O^2} - {R^2}} = \sqrt {13 - 4} = 3\)
Gọi H là giao điểm của TT’ và AO, TH là đường cao của tam giác vuông ATO, ta có
\(\eqalign{
& {1 \over {T{H^2}}} = {1 \over {A{T^2}}} + {1 \over {T{O^2}}} = {1 \over 9} + {1 \over 4} = {{13} \over {36}} \cr
& \Rightarrow \,\,TH = {6 \over {\sqrt {13} }}\,\, \Rightarrow \,\,\,TT' = 2TH = {{12} \over {\sqrt {13} }} \cr} \
Bài 10 trang 119 SGK Hình học 10 nâng cao
Cho \((E):{{{x^2}} \over 5} + {{{y^2}} \over 4} = 1\) và hypebol \((H):{{{x^2}} \over 5} - {{{y^2}} \over 4} = 1.\)
a) Tìm tọa độ các tiêu điểm của (E) và (H).
b) Vẽ phác elip (E) và hypebol (H) trong cùng một hệ trục tọa độ.
c) Tìm tọa độ các giao điểm của (E) và (H).
Giải
a) Với \((E):{{{x^2}} \over 5} + {{{y^2}} \over 4} = 1\) ta có \(a = \sqrt 5 \,,\,\,b = 2\,\,\, \Rightarrow \,c = \sqrt {{a^2} - {b^2}} = 1\)
Tọa độ các tiêu điểm của (E) là \({F_1}( - 1\,;\,0)\,,\,\,{F_2}(1\,;\,0)\)
Với (H) : \({{{x^2}} \over 5} - {{{y^2}} \over 4} = 1\) , ta có \(a = \sqrt 5 \,,\,b = 2\,,\,\,c = \sqrt {{a^2} + {b^2}} = 3\)
Tọa độ các tiêu điểm của (H) là \({F_1}( - 3\,;\,0)\,,\,\,{F_2}(3\,;\,0)\)
b) Vẽ (E) và (H).
c) Tọa độ giao điểm của (E) và (H) là nghiệm của hệ phương trình
\(\left\{ \matrix{
{{{x^2}} \over 5} + {{{y^2}} \over 4} = 1 \hfill \cr
{{{x^2}} \over 5} - {{{y^2}} \over 4} = 1 \hfill \cr} \right.\,\,\,\, \Leftrightarrow \,\,\,\left\{ \matrix{
{x^2} = 5 \hfill \cr
{y^2} = 0 \hfill \cr} \right.\,\,\,\, \Leftrightarrow \,\,\,\left\{ \matrix{
x = \pm \sqrt 5 \hfill \cr
y = 0 \hfill \cr} \right.\)
Vậy tọa đô giao điểm của (E) và (H) là \(\left( {\sqrt 5 \,;\,0} \right)\) và \(\left( -{\sqrt 5 \,;\,0} \right)\) .
Bài 11 trang 119 SGK Hình học 10 nâng cao
Cho đường thẳng \(\Delta :2x - y - m = 0\) và elip \((E):{{{x^2}} \over 5} + {{{y^2}} \over 4} = 1.\)
a) Với giá trị nào của m thì Δ cắt (E) tại hai điểm phân biệt?
b) Với giá trị nào của m thì Δ cắt (E) tại một điểm duy nhất?
Giải
Tọa độ giao điểm của Δ và (E) là nghiệm của hệ
\(\left\{ \matrix{
2x - y - m = 0 \hfill \cr
{{{x^2}} \over 5} + {{{y^2}} \over 4} = 1 \hfill \cr} \right.\Leftrightarrow \left\{ \matrix{
y = 2x - m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(1) \hfill \cr
{{{x^2}} \over 5} + {{{{(2x - m)}^2}} \over 4} = 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(2) \hfill \cr} \right.\)
Ta có (2) \( \Leftrightarrow \,\,4{x^2} + 5(4{x^2} - 4mx + {m^2}) = 20\)
\( \Leftrightarrow \,\,24{x^2} - 20mx + 5{m^2} - 20 = 0\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(*)\)
a) Δ cắt (E) tại hai điểm phân biệt
⇔ (*) có hai nghiệm phân biệt
\(\eqalign{
& \Leftrightarrow \,\Delta ' = 100{m^2} - 24(5{m^2} - 20) > 0 \cr
& \Leftrightarrow \,\, - 20{m^2} + 480 > 0 \cr
& \Leftrightarrow \,\,|m| < 2\sqrt 6 \cr
& \Leftrightarrow \,\, - 2\sqrt 6 < m < 2\sqrt 6 \cr} \)
b) Δ cắt (E) tại một điểm duy nhất \( \Leftrightarrow \,\,m = \pm 2\sqrt 6 \)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 119, 120 bài ôn tập chương III phương pháp tọa độ trong mặt phẳng SGK Hình học 10 Nâng cao. Câu 12: Xác định tọa độ hai tiêu điểm và các đỉnh của (E)...
Giải bài tập trang 120 bài tập trắc nghiệm chương III SGK Hình học 10 Nâng cao. Câu 1: Đường thẳng sau có vectơ pháp tuyến là vectơ nào?...
Giải bài tập trang 120, 121 bài tập trắc nghiệm chương III SGK Hình học 10 Nâng cao. Câu 5: Đường thẳng nào không cắt đường thẳng...
Giải bài tập trang 121 bài tập trắc nghiệm chương III SGK Hình học 10 Nâng cao. Câu 9: Đường thẳng nào vuông góc với đường thẳng ...