Câu 1 trang 20 SGK Sinh học 10 Nâng cao
Nêu các đặc điểm của giới Động vật.
Trả lời:
Giới Động vật gồm những sinh vật nhân thực đa bào, cơ thể gồm nhiều tế bào phân hoá thành các mô, các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau. Đặc biệt là động vật có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh.
Động vật sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn của các cơ thể khác, chúng có khả năng vận động và di chuyển tích cực và phản ứng nhanh đối với các kích thích từ môi trường.
Câu 2 trang 20 SGK Sinh học 10 Nâng cao
Động vật khác với thực vật ở những đặc điểm nào ?
Trả lời:
Điểm khác nhau cơ bản giữa động vật và thực vật.
Thực vật |
Động vật |
- Tự dưỡng. - Thành tế bào có xenlulôzơ. - Sống cố định. - Cảm ứng chậm. |
- Dị dưỡng. - Hệ vận động và hệ thần kinh phát triển. - Sống vận động và di chuyển tích cực. - Có khả năng phản ứng nhanh. |
Câu 3 trang 20 SGK Sinh học 10 Nâng cao
Nêu các đặc điểm khác biệt giữa nhóm động vật không xương sống và có xương sống.
Trả lời:
Điểm khác nhau giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống.
Động vật không xương sống |
Động vật có xương sống |
- Không có bộ xương trong. Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin. - Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí. - Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở bụng. (Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Thân mềm, Giun đốt, Chân khớp, Da gai). |
- Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hoặc cột sống làm trụ. - Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi.
- Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng, (nửa dây sống, Cá miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). |
Câu 4 trang 20 SGK Sinh học 10 Nâng cao
Nêu các lí do phải bảo tồn các động vật quý hiếm.
Trả lời:
Động vật có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và con người : Trong tự nhiên, động vật tham gia vào tất cả các khâu của các mạng lưới dinh dưỡng và đóng góp vào việc duy trì sự cân bằng sinh thái. Đối với con người, động vật cung cấp nguồn thức ăn, nguyên vật liệu, dược phẩm. Trong đó, có rất nhiều động vật quý, nhưng do sự khai thác bừa bãi nhiều động vật quý hiếm dần và có nhiều loài bị tuyệt chủng. Vì vậy, chúng ta phải bảo tồn các động vật quý hiểm này để bảo tồn đa dạng sinh học và còn thu được nguồn lợi từ chúng.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 22 SGK Sinh học 10 Nâng cao. Câu 1: Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh vật ?...
Giải bài tập trang 27 SGK Sinh học 10 Nâng cao. Câu 1: Hoàn thành bảng sau bằng cách điền các nguyên tố hoá học vào ô trống cho phù hợp...
Giải bài tập trang 32 SGK Sinh học 10 Nâng cao. Câu 1: Hãy cho biết cấu tạo và vai trò của một vài đại diện của các loại mônôsaccarit (đường đơn), đisaccarit (đường đôi) và pôlisaccarit (đường đa) theo mẫu dưới đây...
Giải bài tập trang 35 SGK Sinh học 10 Nâng cao. Câu 1: Viết công thức tổng quát của axit amin. Phân biệt các thuật ngữ: axit amin, pôlipeptit và prôtêin....