Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Sinh học 10 Nâng cao

PHẦN 2: SINH HỌC TẾ TÀO

Giải bài tập trang 110 SGK Sinh học 10 Nâng cao. Câu 11: Trình bày quá trình phân giải glucôzơ trong tế bào...

Câu 11 trang 110 SGK Sinh học 10 Nâng cao

Trình bày quá trình phân giải glucôzơ trong tế bào.

Trả lời:

Quá trình phân giải glucôzơ :

Quá trình phân giải glucôzơ xảy ra trong chất tế bào. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được 2 phân tử axit piruvic (đây là một hợp chất có 3 cacbon), 2 phân tử ATP (thực ra đường phân tạo ra 4 phân tử ATP nhưng trong giai đoạn đầu của đường phân 2 phân tử ATP đã được sử dụng để hoạt hóa phân tử glucôzơ) và 2 phân tử NADH (nicôtinamit ađêmin đinuclêôtit).


Câu 12 trang 110 SGK Sinh học 10 Nâng cao

Thế nào là chu kì tế bào ? Tại sao thời gian của mỗi pha trong chu kì tế bào lại khác nhau ?

Trả lời:

* Chu kì tế bào là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và lặp lại giữa các lần nguyên phân liên tiếp.

* Thời gian của chu kì tế bào tuỳ thuộc từng loại tế bào trong cơ thể và tuỳ thuộc từng loài. Ví dụ: chu kì của các tế bào ở giai đoạn sớm của phôi chỉ 15-20 phút trong khi đó tế bào ruột cứ một ngày phân bào 2 lần, tế bào gan phân bào 2 lần trong một năm, còn tế bào nơron ở cơ thể người trưởng thành hầu như không phân bào. Thông thường chu kì của đa số tế bào kéo dài trên 20 giờ. Khi các tế bào chuyển sang trạng thái phân hoá sớm (tế bào thần kình, tế bào sợi cơ vân), chúng mất khả năng phân chia. Chu kì tế bào diễn ra qua các quá trình sinh trưởng phân chia nhân, phân chia chất tế bào mà kết thúc là sự phân chia tế bào. Một chu kì tế bào có hai thời kì rõ rệt là chu kì trung gian (gian kì) và phân bào.

Do sự chuyển biến vật chất trong tế bào, chủ yếu là vật chất di truyền ở các pha trong chu kì tế bào khác nhau mà thời gian của mỗi pha cũng khác nhau. 


Câu 13 trang 110 SGK Sinh học 10 Nâng cao

Phân biệt nguyên phân với giảm phân.

Trả lời:

Phân biệt nguyên phân với giảm phân :

* Nguyên phân :

- Xảy ra ở tất cả các dạng tế bào.

- Chỉ có một lần phân bào.

- Không có sự tiếp hợp và hoán vị gen.

- Kết quả tạo ra 2 tế bào con có số lượng NST giống tế bào mẹ (2n).

* Giảm phân :

- Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

- Trải qua 2 lần phân bào.

- Có tiếp hợp và hoán vị gen.

- Các NST kép ở kì giữa I xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo, phân li độc lập và tổ hợp tự do đi về 2 cực tế bào (kì sau) hình thành 2 tế bào con (kì cuối) với n NST kép.

- Kết quả tạo ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa (n).

 


Câu 14 trang 110 SGK Sinh học 10 Nâng cao

Chọn phương án đúng :

14.1 Vai trò của lục lạp trong tế bào thực vật :

a) Làm cho cây có màu xanh.

b) Thực hiện quá trình quang hợp.

c) Thực hiện quá trình hô hấp.

d) Cả a và b đúng.

14.2. Mô tả nào sau đây về cấu trúc của ribôxôm là đúng :

a) Là một thể hình cầu được cấu tạo từ rARN và prôtêin đặc hiệu.

b) Gồm hai tiểu phần hình cầu kết hợp lại.

c) Gồm hai tiểu phần hình cầu lớn và bé kết hợp lại mà thành, mỗi tiểu phần được hình thành từ sự kết hợp giữa rARN và các prôtêin đặc hiệu.

d) Ribôxôm là một túi hình cầu, bên trong chứa các enzim thuỷ phân.

14.3. Việc phân biệt lưới nội chất (LNC) hạt và trơn dựa vào đặc điểm :

a) LNC hạt hình túi còn LNC trơn hình ống.

b) LNC hạt có ribôxôm bám ở trong lưới còn LNC trơn không có ribôxôm bám.

c) LNC hạt có ribôxôm bám ở trong lưới còn LNC trơn có ribôxôm bám ở mặt ngoài.

d) LNC hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân còn LNC trơn nối thông với màng sinh chất

Trả lời:

Đáp án: 1- d ; 2- c ; 3- b.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác