Câu 1 trang 22 SGK Sinh học 10 Nâng cao
Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh vật ?
Trả lời:
Chúng ta phải bảo tồn sự đa dạng sinh vật vì sinh vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với tự nhiên và con người:
- Đa dạng sinh vật cung cấp nguồn thức ăn cho con người thuộc nhiều chủng loại : mỡ, gluxit, prôtêin, các loại vitamin, các yếu tố khoáng ở mức vi lượng và đại lượng... Tạo ra nguồn thức ăn dự trữ vô tận đã được chế biến từ các nguyên liệu vốn có trong tự nhiên.
- Đa dạng sinh vật là điều kiện đảm bảo, phát triển ổn định tính bền vững của môi trường. Ngoài ra còn tạo ra các cảnh quan thiên nhiên, tạo ra các môi trường văn hoá, hình thành các cảm hứng nảy sinh các tác phẩm văn học, thơ ca, nhạc, hoạ , hình thành các khu du lịch, tham quan có giá trị nhân văn cao.
- Đa dạng sinh vật là cơ sở hình thành các hệ sinh thái đảm bảo cho sự chu chuyển ôxi và các nguyên tố cơ bản khác, kiềm chế sự xói mòn, điều tiết dòng chảy, duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất đai, tạo cơ sở cho sự tồn tại sự sống lâu dài trên Trái Đất.
- Đa dạng sinh vật còn tạo ra cơ sở vật chất để khai thác làm nguyên liệu tạo ra các công cụ sản xuất, nhà ở, nguyên liệu quý hiếm để xuất khẩu, nâng cao giá trị đời sống vật chất và tinh thần.
Câu 2 trang 22 SGK Sinh học 10 Nâng cao
Em phải làm gì để đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng sinh vật ?
Trả lời:
Để bảo vệ sự đa dạng sinh vật, các em cần phải luôn luôn có ý thức và hành vi bảo vệ thực vật (trồng cây, bảo vệ cây, ngăn chặn tàn phá rừng, khai thác gỗ không kế hoạch...) và bảo vệ động vật (làm tổ chim, không săn bắt động vật non, ngăn chặn khai thác bừa bãi, mua bán, xuất khẩu các loại thú rừng quý hiếm ...). Bảo vệ môi trường, tạo ra môi trường xanh sạch đẹp, chú ý mọi lao động sản xuất đểu phải đặt trong mối quan hệ sinh thái học.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 27 SGK Sinh học 10 Nâng cao. Câu 1: Hoàn thành bảng sau bằng cách điền các nguyên tố hoá học vào ô trống cho phù hợp...
Giải bài tập trang 32 SGK Sinh học 10 Nâng cao. Câu 1: Hãy cho biết cấu tạo và vai trò của một vài đại diện của các loại mônôsaccarit (đường đơn), đisaccarit (đường đôi) và pôlisaccarit (đường đa) theo mẫu dưới đây...
Giải bài tập trang 35 SGK Sinh học 10 Nâng cao. Câu 1: Viết công thức tổng quát của axit amin. Phân biệt các thuật ngữ: axit amin, pôlipeptit và prôtêin....
Giải bài tập trang 38 SGK Sinh học 10 Nâng cao. Câu 1: Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN. Điểm khác nhau giữa các loại nuclêôtit là gì ?...