I. Chuẩn bị ở nhà:
Đề 1: Tục ngữ có câu:; Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào!. Hãy nêu ý kiến của riêng em và chứng minh ý kiến đó.
Gợi ý:
- Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều thứ để học hỏi: học bạn việc tốt, học bạn cách làm hoa đẹp, học bạn về tính chăm chỉ… nhưng học hỏi không chỉ ngày một, ngày hai mà là phải học lâu dài, học cả cuộc đời.
- Để có thể tiếp thu và học hỏi tốt chúng ta không thể không có những phương pháp học tập hay và đúng đắn.
- Đó cũng chính là điều ông cha ta muốn nhắn nhủ qua câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sáng khôn”.
- Giải thích:
+, Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: mỗi ngày ta sẽ học được nhiều điều bổ ích, lí thú.
+, Con người chúng ta cần phải biết rèn luyện, học hỏi mọi điều xung quanh.
- Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào.
+, Ý kiến chỉ rất đúng là đi nhiều nhưng phải biết học hỏi, không ngại khó thì mới có thể tiếp thu được kiến thức.
=> Ý kiến đó tuy đúng nhưng không thể khẳng định tuyệt đối như vậy.
- Tán thành phần đúng trong ý kiến của bạn đó nhưng cần khẳng định tính đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được chứng minh.
Đề 2: Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có”.
- Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có.
+, ta là người đọc, người thưởng thức tác phẩm văn chương.
+, đó là những tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc- hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là: lòng nhân ái, lòng vị tha, ý chí vươn lên…
- Văn chương hình thành trong ta những tình cảm ấy:
+, Qua cốt truyện, chủ đề, tư tưởng của truyện mà ta rút ra.
+, Ta đọc nhiều nên ngấm dần và tạo sự thuyết phục.
- Cảm xúc và tâm trạng của em mỗi lần đọc xong một tác phẩm.
Các đề còn lại tương tự.
Giaibaitap.me