1. So sánh dịnh lượng (Comparisons of quantifiers)
s + V + more + cn.N + than + N/ pronoun
s + V + more + unc.N + N/ pronoun
Lựu v: Theo sau more, chúng ta có thể dùng danh từ đếm được (cn.N) và danh từ không đếm được (unc.N).
S + V + fewer + cn.N + than + N/ pronoun
s + V + less + unc.N + than + N/ pronoun
Ex: I have more English books than you.
Tôi có nhiều sách tiếng Anh hơn bạn.
She has less free time than me.
Cô ấy có ít thời gian rảnh hơn tôi.
My brother has fewer friends than me.
Anil trai tôi có ít bạn hơn tôi.
2. Câu hỏi đuôi (Tag- questions)
Câu hỏi đuôi là một dạng câu hỏi rất thông dụng trong tiếng Anh. Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi đuôi cũng giống như câu trả lời cho câu hỏi Yes/ No, nhưng câu hỏi đuôi có sắc thái ý nghĩa riêng biệt. Câu hỏi đuôi là câu hỏi ngắn dùng thêm vào sau một câu nói để hỏi thông tin hoặc để khẳng định lại ý vừa hỏi trong câu lời nói, loại câu hỏi này luôn đứng sau dấu phẩy (,) và tận cùng là dấu chấm hỏi (?).
Sau đây là cách thành lập câu hỏi đuôi cho các tất cả các thì ta đã học:
* Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi:
- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định.
Ex: She is in her bedroom, isn't she?
- Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định.
Ex: Nam doesn’t love Lien, does he?
* Cấu tạo của câu hỏi đuôi:
- Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu phẩy, có not hoặc không có not và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy.
Ex: You are afraid, aren't you? Anh đang sợ, đúng không?
You didn't do your homework, did you?
Bạn đã không làm bài tập nhà, đúng kliông?
* Ý nghĩa của câu trả lời Yes hoặc No đôi với câu hỏi đuôi:
Chúng ta cũng cần để ý ý nghĩa của câu trả lời Yes hoặc No đối với câu hỏi đuôi.
Xét trường hợp này:
Ex: You’re not going to work today, are you?
Hôm nay bạn không đi làm à?
Yes. (= I am going) Có.
No. (= I’m not going) Không.
Đối với các câu mệnh lệnh câu hỏi đuôi dùng trợ động từ will hoặc shall.
Ex: Let’s go out, shall we? Chúng ta đi ra ngoài đi, được không'?
Open the door, will you? Mở cửa ra đi, được kliông?
Don’t be late, will you? Đừng trễ nhé?
* Cách thành lập câu hỏi đuôi cho tất cả các thì đã học:
a) Hiện tại đơn với to be:
Ex: He is handsome, isn't he? Anh ấy đẹp trai, đứng không?
You are worried, aren't you? Bạn đang lo lắng, phải không?
—Đặc biệt với I am..., câu hỏi đuôi phải là aren’t I:
Ex: I’m late, aren’t I? Tôi đến trễ, phải không?
- Với I am not, câu hỏi đuôi sẽ là am I như quy tắc.
Ex: I am not guilty, am I? Tôi khống phải chịu trách nhiệm, phải không?
b) Hiện tại đơn động từ thường: mượn trợ động từ do hoặc does tùy theo chủ ngữ.
Ex: They like me, don't they? Họ thích tôi, phải không'?
She loves you, doesn't she? Cồ ấy yêu anh, phải không?
c) Thì quá khứ đơn với động từ thường: mượn trợ động từ did, quá khứ đơn với to be: was hoặc were.
Ex: You lied to me, didn't you? Bạn đã nói dối tôi, phải không?
She didn't come here, did she? Cồ ấy đã không đến, phải không'?
She was friendly, wasn't she? Cô ấy rất thân thiện, phải không?
d)Thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ have hoặc has.
Ex: You have left, haven't you? Bạn đã đi khỏi, phải không?
The rain has stopped, hasn't it? Trời đã tạnh mưa, phải không?
e) Thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn: mượn trợ động từ had:
Ex: She hadn't met you before, had she?
Cô ấy chưa từng gặp bạn trước đây, phải không?
i) Thì tương lai đơn:
Ex: It will rain, won't it? Trời sẽ mưa, phải không?
Your boyfriend will come to the party, won't he?
Bạn trai của bạn sẽ đến dự tiệc, phải không?
Mở rộng:
Với những câu hỏi đuôi, có thể lên hoặc xuống giọng ở cuối câu, sự lên xuống này quyết định ý nghĩa của câu. Khi xuống giọng ở cuối câu là lúc người nói chờ đợi sự đồng ý của người nghe. Còn lên giọng ở cuối câu là khi người nói muôn hỏi thông tin của người nghe.
You broke the vase, didn’t you?\
Bạn làm vỡ bình hoa, phải không?
(Xuống giọng ở cuối câu khi người nói chờ đợi sự đồng ý của người nghe.)
You broke the vase, didn’t you?/
Bạn làm vỡ bình hoa, phải không?
(Lên giọng ở cuối câu khi người nói muốn hỏi thông tin.)
Làm việc theo nhóm. Lập danh sách những vấn đề mà em nghĩ liên kết với một khu vực đông đúc.
Làm theo nhóm. Nghĩ về những vấn đề cho mỗi nơi bên dưới và viết chúng bên dưới nơi đó. Chia sẻ những ý kiến của em cho lớp.
Đọc những so sánh của hai thành phố, và quyết định xem chúng đúng không. Nếu chúng không đúng, hãy sửa lại.
Làm theo cặp. Sử dụng thông tin được cho trong phần 3 để nói về những cách mà hai nơi khác nhau.