Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4 trên 3 phiếu

Giải sách bài tập Lịch sử 7

Giải từ bài 1 đến bài 10, giải bài tập lí thuyết từ trang 27 đến trang 29 SBT Lịch sử 7. Bài 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào ô trước các câu sau.

Bài tập 1 trang 27 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế năm

A. 965.                                                   B. 968.

C. 980                                                    D. 981.

2. Quốc hiệu nước ta thời Đinh là

A. Vạn Xuân.                                          B. Đại Việt,

c. Đại Cồ Việt.                                        D. Đại Nam.

3. Kinh đô nước ta thời Đinh - Tiền Lê đóng ở

A. Luy Lâu (Bắc Ninh).                            B. cổ Loa (Hà Nội),

c. Hoa Lư (Ninh Bình).                            D. Bạch Hạc (Phú Thọ).

4. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Bộ Lĩnh đặt niên hiệu là

A. Thiên Đức.                                              B. Thái Bình.

C. Thiên Phúc.                                           D. Hưng Thống.

Trả lời 

1

2

3

4

B

C

C

B



Bài tập 2 trang 27 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào ô  trước các câu sau.

1.   Đinh Tiên Hoàng làm vua đến năm 979 thì bị sát hại.

2.  Người lên làm vua thay thế Đinh Tiên Hoàng là Đinh Liễn.

3.  Sau khi lên làm vua, Lê Hoàn đổi niên hiệu là Thiên Phúc.

4.  Lê Hoàn chia cả nước làm 24 lộ

5.  Quân đội thời Tiền Lê gồm có 10 đạo.

Trả lời 

Đúng : 1, 3, 5 

Sai: 2, 4.


Bài tập 3 trang 28 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 3. Em hãy điền mốc thời gian cho phù hợp với các sự kiện lịch sử trong bảng dưới đây?

Thơi gian

Sự kiện lịch sử

 

Lê Hoàn được cử làm phụ chính.

 

Đinh Toàn lên làm vua

 

Quân Tống do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo vào xâm lược nước ta

 

Chiến thắng Bạch Đằng của quân dân ta do Lê Hoàn chỉ huy

 

Lê Hoàn qua đời.

Trả lời 

Thơi gian

Sự kiện lịch sử

 Năm 978

Lê Hoàn được cử làm phụ chính.

 Năm 980

Đinh Toàn lên làm vua

 

Tháng 1-4 năm 981

Quân Tống do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy kéo vào xâm lược nước ta

 Năm 983

Chiến thắng Bạch Đằng của quân dân ta do Lê Hoàn chỉ huy

 Năm 1005

Lê Hoàn qua đời.

 


Bài tập 4 trang 28 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 4. Hãy nối ô bên phải với ô bên trái sao cho phù hợp về nội dung lịch sử

1.Đinh Bộ Lĩnh

a)Mùa xuân hàng năm tổ chức lễ cày tịch điền

2.Dương Thái Hậu

b)nhà nước cho đúc tiền đồng

3.Hầu Nhân Bảo

c)tướng giặc Tống bị giết chết

4.Vua Lê về địa phương

d)đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt

5.Thời Đinh –Tiền Lê

e)người lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn, suy tôn ông làm vua

Trả lời 

1 - d

2-e

3-c

4-a

5-b.


Bài tập 5 trang 28 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 5. Hãy điền tóm tắt vào bảng hệ thống dưới đây về tình hình kinh tế, văn hoá nước ta thời Đinh - Tiền Lê

Nông nghiệp

 

 

 

Thủ công nghiệp, thương nghiệp

 

 

 

Văn hoá

 

 

 



Trả lời 

Nông nghiệp

 Nông dân đưộc làng xã chia ruộng đất công để cày cấy, họ phải đi lính, nộp thuế, lao dịch .

   - Nhà nước chú ý đến thủy lợi , khai hoang, trồng dâu, nuôi tằm.

    - Để khuyến nông , nhà vua làm lễ cày ruộng.

    - Năm 987-989  được mùa .

   Nông nghiệp phát triển

Thủ công nghiệp, thương nghiệp

  Nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng , rèn sắt, làm giấy, dệt vải ,làm đồ gốm phát triển.

    - Tại kinh đô Hoa Lư, lập 1 số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ khéo, đúc vũ khí, dúc tiền ,may áo mũ cho vua.Kinh đô được xây dựng thêm, các chùa phát triển

-Đào sông, đắp đường, thống nhất tiền tệ ( dùng tiền đồng)

    - Trung tâm buôn bán , chợ làng phát triển

     - Buôn bán trong nước và với người nước ngoài phát triển , nhất là biên giới Việt Trung.

Văn hoá

 Xã hội có 3 tầng lớp;

  -Tầng lớp thống trị gồm vua ,quan, nhà sư.

 -Tầng lớp bị trị gồm nông dân ,thợ thủ công, người buôn bán và một ít địa chủ

  -Tầng lớp nô tỳ.

Sự phân biệt trong xã hội chưa sâu sắc mặc dầu  đã chia thành tầng lớp thống trị và bị trị

  *Làng xã vẫn là nơi sinh hoạt chính và là đơn vị hành chánh chủ yếu.

  *Cuộc sống đơn giản bình dị.

  *Giáo dục chưa  phát triển, đạo Phật được truyền bá rộng, các nhà sư  giỏi chữ Hán nên được coi trọng

  * Văn hóa dân gian như ca hát , nhảy múa, đua thuyền, đấu vật , hát chèo.

  * Nhiều chùa như chùa Nhất Trụ , chùa Tháp.


Bài tập 6 trang 29 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 6. Vì sao các tướng và Thái hậu họ Dương lại suy tôn Lê Hoàn lên làm vua ?

Trả lời 

Vì Vua còn nhỏ, nhà Tống lăm le xâm lược..


Bài tập 7 trang 29 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 7. Sau khi lên ngôi vua, Lê Hoàn đã làm gì để bảo vệ và xây dựng đất nước ?

Trả lời 

Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã đổi niên hiệu, tổ chức bộ máy triều đình Trung ương và các đơn vị hành chính địa phương, xây dựng quân đội mạnh, thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông", lãnh đạo quân dân ta đánh bại quân Tống xâm lược.


Bài tập 8 trang 29 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 8. Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê và so sánh với thời Đinh ?

Trả lời 
Bộ máy Nhà nước thời Tiền Lê được tổ chức đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn, có quy củ hơn thời Đinh.

Bài tập 9 trang 29 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 9. Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy.

Trả lời 

Diễn biến :

+ Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta.
+ Lẽ Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. 
+ Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ, quân ta chặn đánh địch quyết liệt, quân Tống đại bại.


Bài tập 10 trang 29 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 10. Hãy trình bày tóm tắt những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X.

Trả lời 

Đóng góp to lớn của Đinh Bộ Lĩnh là : dẹp được "Loạn 12 sứ quân", thống nhất đất nước ; xây dựng được chính quyền độc lập, tự chủ có quy củ và đầy đủ hơn thời Ngô.

Lê Hoàn có công lớn đánh bại quân xâm lược Tống, bảo vệ độc lập, tự chủ và xây dựng được một chính quyền có quy củ, chặt chẽ, đầy đủ hơn thời Đinh. Cả hai ông đã nâng cao được vị thế của nước ta ở đầu thế kỉ X, tạo lập nền móng vững chắc cho đất nước phát triển và hưng thịnh ở những vương triều sau

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me