Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Lịch sử 7

Giải từ bài 1 đến bài 9, giải bài tập lí thuyết từ trang 65 đến trang 68 SBT Lịch sử 7. Bài 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào ô trước các câu sau.

Bài tập 1 trang 65 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Nơi Lê Lợi chọn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa là

A. Nông Cống (Thanh Hoá).                

BLam Sơn (Thanh Hoá)

c. Lang Chánh (Thanh Hoá).                

D. Thọ Xuân (Thanh Hoá).

2. Cuối năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn tạm rời rừng núi Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An vì

A. căn cứ của nghĩa quân ở Thanh Hoá đã bị quân Minh chiếm.

B. Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.

C. Nghệ An là vùng đồng bằng, đông dân, dễ huy động lực lượng.

D. Nghệ An là vùng rừng núi hiểm trở, thuận lợi cho nghĩa quân trong việc sử dụng lối đánh du kích.

3. Thắng lợi mở đầu của nghĩa quân Lam Sơn sau khi chuyển địa bàn hoạt động đến Nghệ An là trận

A. tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá).

B.hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam.

C. tập kích quân giặc ở Khả Lưu, Bổ Ải.

D. hạ thành Nghệ An.

4. Sau khi giải phóng được một khu vực rộns lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân, Lê Lợi và bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc vào

A. tháng 8-1426.     

B. tháng 9-1426.

c. tháng 10-1426.                                 

D. tháng 11-1426.

5. Tháng 11-1426, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt quân Minh và giành thắng lợi vang dội ở

A. Cao Bộ.  

B.Đông Quan.

C.Tốt Động - Chúc Động.                    

D. Ninh Kiều.

6. Viên tướng Minh bị quân ta phục kích và giết ở ải Chi Lăng (Lạng Sơn) là

A. Liễu Thăng.

B. Vương Thông.

c. Mộc Thạnh.

D. Lương Minh.

Trả lời 

1

2

3

4

5

6

B

B

A

B

C

A


Bài tập 2 trang 66 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào ô  trước các câu sau.

1.  Lê Lợi là một nho sĩ trí thức có lòng yêu nước.

2.   Đầu năm 1415, Lê Lợi cùng Lê Lai, Nguyễn Trãi.... tất cả 18 người tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá).

3.  Tướng Nguyễn Chích là người đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An để dựa vào đó phát triển lực lượns.

4.   Trước khi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Chích đã rãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.

5. Kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An của Nsuyễn Chích rất đúng đắn, mở ra bước ngoặt phát triển của cuộc khởi nghĩa.

Trả lời 

Đúng 3, 4, 5

Sai: 1, 2.


Bài tập 3 trang 66 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 3. Hãy điền nội dung lịch sử cho phù hợp với các mốc thời gian trong bảng hệ thống dưới đây.

Thời gian

Nội dung lịch sử

Đầu năm 1416

 

Tháng giêng năm Mậu Tuất (2-1418)

 

Giai đoạn 1418- 1423

 

Năm 1424

 

Năm 1425

 

Tháng 9-1426 

 

Cuối năm 1426 

 

Ngày 10-12-1427 

 

Tháng 1-1428 

 

Trả lời 

Thời gian

Nội dung lịch sử

Đầu năm 1416

Bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa được thành lập gồm 19 người do Lê Lợi đứng đầu làm lẽ thề ở Lũng Nhai nguyện sống cùng chết cùng có nhau, quyết đánh giặc cứu nước.

Tháng giêng năm Mậu Tuất (2-1418)

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn,

Giai đoạn 1418- 1423

Lực lượng yếu, ba lần rút lên núi chí Linh

-Giữa 1418 Quân Minh vây quét Chí Linh

-Năm 1421 Quân Minh huy động 10 vạn lính vây quét Lam Sơn, Lê Lợi  rút lên núi Chí Linh, khó khăn.

-Năm 1423 Lê Lợi tạm hoãn, Quân Minh chấp thuận để hù dọa Lê Lợi và làm mất ý chí chiến đấu.

Năm 1424

Giặc Minh mua chuộc Lê Lợi thất bại nên chuẩn bị tấn công Lam Sơn.

Năm 1425

Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào Tân Bình

Tháng 9-1426 

Nghĩa quân tiến ra BẮc bằng 3 đạo quân giải phóng miền bắc

Cuối năm 1426

 

 Tương quan lực lượng ta và địch có sự thay đổi, quân Minh giải phóng phòng ngự, Cố thủ ở Đông Quan, xin viện binh

Tháng 10 -1427 

15 viện bình từ Trung Quốc chia làm 2 tiến vào nước ta.

Ngày 10 – 12 - 1427

Lê Lợi mở thề Đông Quan

Tháng 1-1428 

Cách mạng thắng lợi



Bài tập 4 trang 67 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 4. Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ghi ở cột bên phải với các nội dung ghi ở cột bên trái cho đúng

1.Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước, thương dân hết mực. Ông dâng bản Bình Ngô Sách lên Lê Lợi

a)Liễu Thăng, Mộc Thạnh

2.Ông thường nói: “Bậc trượng phu sinh ra ở đời phải cứu nạn lớn, lập công to”

b)Phó Tổng binh Lương Minh

3.Gia đình ông có 5 người tham gia nghĩa quân Lam Sơn thì 4 người hy sinh trong chiến đấu

C)Lê Lợi

4.Chỉ huy 15 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo tiến vào nước ta.

d)Lê Lai

5.Chỉ huy viện binh tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang), bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị đại bại, 3 vạn tên bị giết

e)Nguyễn Trãi

Trả lời 

1-e;

2-c;

3-d;

4-a;

5-b


Bài tập 5 trang 68 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 5. Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời 

Nguyên nhân thắng lợi:

Nhân dân ta có lòng yêu nước, có đường lối chiến lược, chiến thuật, sách lược đúng đắn, có bộ tham mưu tài giỏi, toàn dân đoàn kết...


Bài tập 6 trang 68 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 6. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào 

Trả lời 

Ý nghĩa lịch sử : Giải phóng đất nước, quét sạch quân xâm lược, kết thúc 20 năm bị đô hộ, mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt, để lại nhiều bài học kinh nghiệm..


Bài tập 7 trang 68 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 7. Nêu vai trò, công lao của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời 

Ông là linh hồn của cuộc khởi nghĩa, đóng vai trò to lớn, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa


Bài tập 8 trang 68 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 8. Nêu vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trả lời 

Ông là người đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, cùng với Lê Lợi góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến


Bài tập 9 trang 68 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7

Bài tập 9. Nêu một số biểu hiện những đóng góp của nhân dân vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời 

Nhân dân ta có lòng yêu nước lồng làn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành thắng lợi tự do cho đất nước

-Tinh thần đoàn kết chiến đấu của toàn dân, sự ủng hộ về mọi mặt của nhân dân đối với nghĩa quân Lam Sơn

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me