Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
2.8 trên 5 phiếu

Giải bài tập Lịch sử 7

Giải bài 1, bài 2, giải bài tập lí thuyết trang 84 Lịch sử 7. Bài 2. Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ?

Có phải quân Minh kéo vào xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao ?

Trả lời:

    Không phải do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần mà quân Minh kéo vào nước ta. Việc giúp nhà Trần khôi phục lại ngai vàng chỉ là mượn cớ để quân Minh thực hiện âm mưu xâm lược.


Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng ?

Trả lời:

    - Đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.

    - Ngoài ra, những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly lam cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.


Hãy nhận xét về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta.

Trả lời:

    Nhà Minh thi hành chính sách thống trị cô cùng tàn bạo, thâm độc. Chúng buộc nhân dân ta phải bỏ những phong tục tập quán lâu đời của người Việt, thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hóa….


Hãy tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi.

Trả lời:

    Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

    - Tháng 10 - 1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ, ở Yên Mô (Ninh Bình), Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế.

    - Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hoá Châu (Thừa Thiên Huê) và Nguyễn Cảnh Chân - trước làm quan ở Thăng Hoa (Quảng Nam) hưởng ứng. Tháng 12 -1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bên Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.

    - Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.


Em hãy trình bày vắn tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.

Trả lời:

    Cuộc kháng chiến của Trần Quý Khoáng (1409 – 1414)

    - Sau khi Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân bị Trần Ngôi giết chết, con trai của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hoá vào đến Hoá Châu.

    - Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá.

    - Tháng 8 - 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.


Trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa (trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh.

Trả lời:

Nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược Minh trước khởi nghĩa Lam Sơn :
- Về nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa, cần liên hệ với chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh và hậu quả của những chính sách đó đưa đến sự bất mãn, căm thù của các quý tộc nhà Trần và lòng yêu nước bất khuất của nhân dân ta bấy giờ.
- Cần chú ý đến thành phần xuất thân của người lãnh đạo, thời gian tồn tại và phạm vi không gian hoạt động để trả lời đặc điểm các cuộc khởi nghĩa.
- Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa, cần nêu được sự thiếu liên kết, phối hợp để tạo nên một phong trào chung, thống nhất, nội bộ những người lãnh đạo mâu thuẫn thiếu đoàn kết với nhau...


Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ?

Trả lời:

Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ :

- Nhà Trần tiến hành kháng chiến theo đường lối dựa vào nhân dân để đánh giặc, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”; “đoản binh thắng trường trận”, vừa đánh cản giặc, vứa rút lui để bảo tòan lực lượng , buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta

- Nhà Hồ lại dựa vào lực lượng quân đội, không dựa vào dân và không đoàn kết huy động được toàn dân đánh giặc, chiến đấu đơn độc

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me