Bài 9 trang 26 SGK Hình học 12
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD, đáy là hình vuông cạnh a, cạnh bên tạo với đáy một góc 600. Gọi M là trung điểm SC. Mặt phẳng đi qua AM và song song với BD, cắt SB tại E và cắt SD tại F. Tính thể tích khối chóp S.AEMF.
Giải
Hình chóp S.ABCD là hình chóp đều nên chân H của đường cao SH chính là tâm của đáy. Mặt phẳng đi qua AM và song song với BD cắt mặt phẳng (SDB) theo một giao tuyến song song với BD, hay EF//BD. Ta dựng giao tuyến EF như sau: Gọi I là giao điểm của AM và SH.
Qua I ta dựng một đường thẳng song song với BD, đường này cắt SB ở E và cắt SD ở F.
Ta có: ^SAH = 600. Tam giác cân SAC có SA=SC và góc SAC=600 nên nó là tam giác đều: I là giao điểm của các trung tuyến AM và AH nên: SISH=23
Do EF//DB′ ⇒EFDB=SFSD=SESB=SISH=23
Vì DB=a√2 ⇒EF=2a√23
Tam giác SAC là tam giác đều nên AM=AC√32=a√62
Ta lại có DB⊥(SAC) ⇒DB⊥AM. Kết hợp với DB//EF nên EF⊥AM. Tứ giác AEMF có hai đường chéo vuông góc với nhau nên có diện tích:
SAEMF=12EF.AM=12.2a√23.a√62=a2√33
Mặt khác, tam giác ASC là tam giác đều, M là trung điểm của SC nên AM⊥SC. Ta cũng có DB⊥(SAM) ⇒DB⊥SC vì DB//EF nên EF⊥SC. Từ kết quả trên, suy ra SM⊥(AEMF).
Dễ thấy SM=a√22 (do tam giác SAC đều). Do đó: VS.AEMF=13.a2√33.a√22=a3√618.
Bài 10 trang 27 SGK Hình học 12
Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A′B′C′ có tất cả các cạnh đều bằng a.
a) Tính thể tích khối tứ diện A′BB′C.
b) Mặt phẳng đi qua A′B′ và trọng tâm tam giác ABC, cắt AC và BC lần lượt tại E và F. Tính thể tích hình chóp C.A′B′FE.
Giải
a) Ta tính thể tích hình chóp A′.BCB′.
Gọi M là trung điểm của B′C′, ta có:
A′M⊥B′C′ (1)
Lăng trụ ABC.A′B′C′ là lăng trụ đứng nên:
BB′⊥(A′B′C′)
⇒BB′⊥A′M (2)
Từ (1) và (2) suy ra A′M⊥(BB′C′) hay A′M là đường cao của hình chóp A′.BCB′.
Ta có: A′M = a√32 ; SBB′C=12a2
⇒VA′BB′C=13.A′M.SBB′C⇒VA′BB′C=a3√312
b)
Thể tích hình chóp C.A′B′EF bằng tổng thể tích hai hình chóp:
- V1 là thể tích hình chóp đỉnh B′, đáy là tam giác CEF.
- V2 là thể tích hình chóp đỉnh B′, đáy là tam giác A′EC.
Do (ABC)//(A′B′C′) nên dễ thấy EF//AB. Ta cũng có:
EF = 23a
Hình chóp B′.CEF có chiều cao BB′=a và diện tích đáy là:
SCEF=12.2a3.23.a√32=a2√39
Từ đây ta có: V1=a3√327
Do EC=23AC nên SA′EC=23a.12a=a23
Hình chóp B′.A′EC có chiều cao là B′I (chiều cao của △A′B′C′) bằng a√32 nên V2= a3√318
Vậy thể tích hình chóp C.A′B′FE là: V=V1+V2 = 5a3√354
Bài 11 trang 27 SGK Hình học 12
Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Gọi E và F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh BB′ và DD′. Mặt phẳng (CEF) chia khối hộp trên làm hai khối đa diện. Tính tỉ số thể tích của hai khối đa diện đó.
Giải
Ta xác định thiết diện của hình hộp ABCD.A′B′C′D′ khi cắt bởi (CEF). Mặt phẳng (CEF) chứa đường thẳng EF mà E là trung điểm của BB′,F là trung điểm của CC′ nên EF chứa giao điểm O của các đường chéo hình hộp, do đó mặt phẳng (CEF) cùng chứa giao điểm O của các đường chéo và nó cũng chứa đường chéo A′C của hình hộp. Ta dễ dàng nhận xét rằng thiết diện chính là hình bình hành CEA′F. Qua EF ta dựng một mặt phẳng song song với đáy hình hộp, mặt phẳng này cắt AA′ ở P và cắt CC′ ở Q.
Ta có thể tích của hình hộp ABCD.PEQF là:
VABCD.PEQF= 12VABCD.A′B′C′D′ (1)
Chứng minh tương tự ta được:
VCFQE=VA′FPE (2)
(Hai hình chóp CFQE và A′FPE có chiều cao bằng nhau và diện tích đáy bằng nhau).
Xét khối đa diện ABCDE′F do mặt phẳng (CEF) chia ra trên hình hộp ABCD.A′B′C′D′, ta có:
VABCD.FA′EQ = 12 VABCD.FPE+VA′FPE (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra:
VABCD.FA′EQ= 12 VABCD.A′B′C′D′
Vậy mặt phẳng (CEF) chia hình hộp thành hai khối đa diện có thể tích bằng nhau, tỉ số của chúng là 1.
Chú ý: Có thể lí luận như sau: Giao điểm O của các đường chéo của hình hộp là tâm đối xứng của hình hộp, do đó mặt phẳng (CEF) chứa điểm O nên chia hình hộp thành hai hình đối xứng với nhau qua điểm O. Vậy hai hình này là hai hình bằng nhau và có thể tích bằng nhau.
Bài 12 trang 27 SGK Hình học 12
Cho hình lập phương ABCD.A′B′C′D′ cạnh a. Gọi M là trung điểm của A′B′,N là trung điểm của BC.
a) Tính thể tích khối tứ diện ADMN.
b) Mặt phẳng (DMN) chia khối lập phương đã cho thành hai khối đa diện. Gọi (H) là khối đa diện chứa đỉnh A,(H′) là khối đa diện còn lại. Tính tỉ số V(H)V(H′).
Giải
a) Ta tính thể tích hình chóp M.ADN. Hình chóp này có chiều cao bằng a và diện tích đáy AND bằng a22
VADMN = 13 . a . a22 = a36
b) Trước hết, ta dựng thiết diện của hình lập phương khi cắt bởi (DMN).
Do (ABCD)//(A′B′C′D′) nên (DMN) cắt (A′B′C′D′) theo một giao tuyến song song với DN. Ta dựng thiết diện như sau:
- Từ M kẻ đường thẳng song song với DN, đường này cắt cạnh A′D′ tại điểm P và cắt đường thẳng C′B′ tại điểm Q. Trong mặt phẳng (BCC′B′) thì QN cắt cạnh BB′ tại điểm R; đa giác DNRMP chính là thiết diện của hình lập phương khi cắt bởi (DMN).
- Bây giờ ta tính thể tích khối đa diện ABNDPMR. Thể tích này có thể coi là thể tích của ba hình chóp:
V1 là thể tích hình chóp đáy ABND, đỉnh M;
V2 là thể tích hình chóp đáy AA′PD, đỉnh M;
V3 là thể tích hình chóp đáy NRB, đỉnh M.
Hình chóp M.ABND, có đường cao bằng a, diện tích đáy là hình thang ABND là:
12(a2+a).a=3a24
Suy ra: V1=13.3a24.a⇒V1=a34
A′P = a4. Hình chóp M.AA′PD có chiều cao a2 và diện tích hình thang AA′PD là: 12(a4+a).a=5a28
Suy ra: V2=13.a2.5a28⇒V2=5a248
BR = 23a. Diện tích tam giác NRB là: 12.23a.a2=a26
Hình chóp M.NRB có chiều cao a2 và diện tích đáy a26 nên:
V2=13.a2.a26⇒V3=a336
VABNDPMR=V1+V2+V3=5a348+a34+a336=55a3144
Thể tích phần còn lại là: 144a3144−55a3144=89a3144
Từ đây suy ra tỉ số cần tìm là: 5589
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 26 ôn tập chương I - Khối đa diện SGK Hình học 12. Câu 1: Các đỉnh, cạnh, mặt của một đa diện phải thoả mãn những tính chất nào...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 27, 28 ôn tập chương I - Khối đa diện SGK Hình học 12. Câu 1: Trong số các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng...
Giải bài tập trang 39 bài 1 khái niệm về mặt tròn xoay SGK Hình học lớp 12. Câu 1: Chứng minh rằng những đường thẳng như vậy nằm trên một mặt trụ tròn xoay. Hãy xác định trục và bán kính của mặt trụ đó...
Giải bài tập trang 39 bài 1 khái niệm về mặt tròn xoay SGK Hình học lớp 12. Câu 5: Tính diện tích xung quanh của hình trụ và thể tích của khối trụ được tạo nên...