Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Giải sách bài tập Toán 12

CHƯƠNG III. NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG

Giải bài tập trang 172, 173 bài 1 nguyên hàm Sách bài tập (SBT) Giải tích 12. Câu 1: Kiểm tra xem nguyên hàm nào là một nguyên hàm của hàm số còn lại trong mỗi cặp hàm số sau...

Bài 3.1 trang 170 sách bài tập (SBT) Giải tích 12

Kiểm tra xem nguyên hàm nào là một nguyên hàm của hàm số còn lại trong mỗi cặp hàm số sau:

a)  \(f(x) = \ln (x + \sqrt {1 + {x^2}} )\) và \(g(x) = {1 \over {\sqrt {1 + {x^2}} }}\)

b) \(f(x) = {e^{\sin x}}\cos x\) và \(g(x) = {e^{\sin x}}\)

c)\(f(x) = {\sin ^2}{1 \over x}\) và \(g(x) =  - {1 \over {{x^2}}}\sin {2 \over x}\)

d) \(f(x) = {{x - 1} \over {\sqrt {{x^2} - 2x + 2} }}\) và \(g(x) = \sqrt {{x^2} - 2x + 2} \)

e) \(f(x) = {x^2}{e^{{1 \over x}}}\) và \(g(x) = (2x - 1){e^{{1 \over x}}}\)

Hướng dẫn làm bài

a) Hàm số  \(f(x) = \ln (x + \sqrt {1 + {x^2}} )\)   là một nguyên hàm của \(g(x) = {1 \over {\sqrt {1 + {x^2}} }}\)

b) Hàm số  \(g(x) = {e^{\sin x}}\) là một nguyên hàm của hàm số \(f(x) = {e^{\sin x}}\cos x\) 

c) Hàm số \(f(x) = {\sin ^2}{1 \over x}\)  là một nguyên hàm của hàm số \(g(x) =  - {1 \over {{x^2}}}\sin {2 \over x}\)

d) Hàm số  \(g(x) = \sqrt {{x^2} - 2x + 2} \) là một nguyên hàm của hàm số (f(x) = {{x - 1} \over {\sqrt {{x^2} - 2x + 2} }}\)

e) Hàm số  \(f(x) = {x^2}{e^{{1 \over x}}}\) là một nguyên hàm của hàm số \(g(x) = (2x - 1){e^{{1 \over x}}}\)

 


Câu 3.2 trang 170 sách bài tập (SBT) - Giải tích 12

Chứng minh rằng các hàm số F(x) và G(x) sau đều là một nguyên hàm của cùng một hàm số:

a)  \(F(x) = {{{x^2} + 6x + 1} \over {2x - 3}}\) và \(G(x) = {{{x^2} + 10} \over {2x - 3}}\)

b) \(F(x) = {1 \over {{{\sin }^2}x}}\)  và \(G(x) = 10 + {\cot ^2}x\)

c) \(F(x) = 5 + 2{\sin ^2}x\)  và \(G(x) = 1 - \cos 2x\)

Hướng dẫn làm bài

a) Vì \(F(x) = {{{x^2} + 6x + 1} \over {2x - 3}} = {{{x^2} + 10} \over {2x - 3}} + 3 = G(x) + 3\)  nên F(x) và G(x) đều là một nguyên hàm của \(f(x) = {{2{x^2} - 6x - 20} \over {{{(2x - 3)}^2}}}\)

b) Vì \(G(x) = 10 + {\cot ^2}x = {1 \over {{{\sin }^2}x}} + 9 = F(x) + 9\) , nên F(x) và G(x) đều là một nguyên hàm của \(f(x) =  - {{2\cos x} \over {{{\sin }^3}x}}\)

c) Vì \(F'(x) = (5 + 2{\sin ^2}x)' = 2\sin 2x\)  và \(G'(x) = (1 - \cos 2x)' = 2\sin 2x\) , nên F(x) và G(x) đều là nguyên hàm của cùng hàm số f(x) = 2sin2x

 


Bài 3.3 trang 171 sách bài tập (SBT) - Giải tích 12

Tìm nguyên hàm của các hàm số sau:

a) \(f(x) = {(x - 9)^4}\)                             

 b) \(f(x) = {1 \over {{{(2 - x)}^2}}}\)

c) \(f(x) = {x \over {\sqrt {1 - {x^2}} }}\)                               

d) \(f(x) = {1 \over {\sqrt {2x + 1} }}\)

e) \(f(x) = {{1 - \cos 2x} \over {{{\cos }^2}x}}\)                                                 

g) \(f(x) = {{2x + 1} \over {{x^2} + x + 1}}\)

Hướng dẫn làm bài

a) \(F(x) = {{{{(x - 9)}^5}} \over 5} + C\)                                             

 b) \(F(x) = {1 \over {2 - x}} + C\)

c) \(F(x) =  - \sqrt {1 - {x^2}}  + C\)                                             

d) \(F(x) = \sqrt {2x + 1}  + C\)

e) \(F(x) = 2(\tan x - x) + C\)  .

HD: Vì \(f(x) = 2{{{{\sin }^2}x} \over {{{\cos }^2}x}} = 2({1 \over {{{\cos }^2}x}} - 1)\)

g) \(F(x) = \ln ({x^2} + x + 1) + C\). HD:  Đặt u = x2 + x + 1 , ta có u’ = 2x + 1  

 

 

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác