Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Giải sách bài tập Toán 12

CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

Giải bài tập trang 113, 114 bài 2 phương trình mặt phẳng Sách bài tập (SBT) Hình học 12. Câu 3.28: Xét vị trí tương đối của các cặp mặt phẳng cho bởi phương trình tổng quát sau đây...

Bài 3.28 trang 114 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Xét vị trí tương đối của các cặp mặt phẳng cho bởi phương trình tổng quát sau đây:

a) \(({\alpha _1}):3x - 2y - 3z + 5 = 0,\)

\((\alpha {'_1}):9x - 6y - 9z - 5 = 0\)

b) \(({\alpha _2}):x - 2y + z + 3 = 0,\)

\((\alpha {'_2}):x - 2y - z + 3 = 0\)

c) \(({\alpha _3}):x - y + 2z - 4 = 0,\)

\((\alpha {'_3}):10x - 10y + 20z - 40 = 0\)

Hướng dẫn làm bài

a) \(({\alpha _1})//({\alpha _1}')\)                 

b) \(({\alpha _2})\) cắt \(({\alpha _2}')\)                       

c) \(({\alpha _3}) \equiv ({\alpha _3}')\) 

 


Bài 3.29 trang 114 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Viết phương trình của mặt phẳng \((\beta )\) đi qua điểm M(2; -1; 2), song song với trục Oy và vuông góc với mặt phẳng \((\alpha )\)  : 2x – y + 3z + 4 = 0

Hướng dẫn làm bài:

Mặt phẳng \((\beta )\) song song với trục Oy và vuông góc với mặt phẳng \((\alpha )\): 

2x – y + 3z + 4 = 0 , do đó hai vecto có giá song song hoặc nằm trên \((\beta )\) là:  \(\overrightarrow j  = (0;1;0)\)  và \(\overrightarrow {{n_\alpha }}  = (2; - 1;3)\)

Suy ra \((\beta )\) có vecto pháp tuyến là \(\overrightarrow {{n_\beta }}  = \overrightarrow j  \wedge \overrightarrow {{n_\alpha }}  = (3;0; - 2)\)

Mặt phẳng \((\beta )\) đi qua điểm M(2; -1; 2) có vecto pháp tuyến là: \(\overrightarrow {{n_\beta }}  = (3;0; - 2)\)

Vậy phương trình của \((\beta )\) là:  3(x – 2) – 2(z – 2) = 0  hay 3x – 2z – 2 = 0

 


Bài 3.30 trang 114 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

Lập phương trình của mặt phẳng \((\alpha )\) đi qua điểm M(1; 2; 3) và cắt ba tia Ox, Oy, Oz lần lượt tại A, B, C sao cho thể tích tứ diện OABC nhỏ nhất.

Hướng dẫn làm bài:

Gọi giao điểm của \((\alpha )\)  với ba tia Ox, Oy, Oz lần lượt là A(a; 0; 0), B(0; b; 0), C(0; 0 ; c)        (a, b, c > 0).

Mặt phẳng \((\alpha )\)  có phương trình theo đoạn chắn là: \({x \over a} + {y \over b} + {z \over c} = 1\)            (1)

Do \((\alpha )\)   đi qua M(1; 2; 3) nên ta thay tọa độ của điểm M vào (1): \({1 \over a} + {2 \over b} + {3 \over c} = 1\)

Thể tích của tứ diện OABC là  \(V = {1 \over 3}B.h = {1 \over 3}.{1 \over 2}OA.OB.OC = {1 \over 6}abc\)

Áp dụng bất đẳng thức Cô-si ta có:  \(1 = {1 \over a} + {2 \over b} + {3 \over c} \ge 3\root 3 \of {{6 \over {abc}}} \Rightarrow  1 \ge {{27.6} \over {abc}}\)

\(\Rightarrow abc \ge 27.6 \Rightarrow V \ge 27\)

Ta có:  V đạt giá trị nhỏ nhất \( \Leftrightarrow  V = 27 \Leftrightarrow  {1 \over a} = {2 \over b} = {3 \over c} = {1 \over 3} \Leftrightarrow  \left\{ {\matrix{{a = 3} \cr {b = 6} \cr {c = 9} \cr} } \right.\)

Vậy phương trình mặt phẳng \((\alpha )\) thỏa mãn đề bài là:

\({x \over 3} + {y \over 6} + {z \over 9} = 1\)  hay  6x + 3y + 2z – 18 = 0

 

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác