Bài 2.30 trang 125 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12
Giải các phương trình mũ sau:
a) \({(0,75)^{2x - 3}} = {(1\frac{1}{3})^{5 - x}}\)
b) \({5^{{x^2} - 5x - 6}} = 1\)
c) \({(\frac{1}{7})^{{x^2} - 2x - 3}} = {7^{x + 1}}\)
d) \({32^{\frac{{x + 5}}{{x - 7}}}} = 0,{25.125^{\frac{{x + 17}}{{x - 3}}}}\)
Hướng dẫn làm bài:
a) \({(\frac{3}{4})^{2x - 3}} = {(\frac{4}{3})^{5 - x}}\)
\( \Leftrightarrow {(\frac{3}{4})^{2x - 3}} = {(\frac{3}{4})^{x - 5}}\)
\(\Leftrightarrow 2x - 3 = x - 5 \Leftrightarrow x = - 2\)
b)
\(\begin{array}{l}
{5^{{x^2} - 5x - 6}} = {5^0} \Leftrightarrow {x^2} - 5x - 6 = 0\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = - 1\\
x = 6
\end{array} \right.
\end{array}\)
c)
\(\begin{array}{l}
{(\frac{1}{7})^{{x^2} - 2x - 3}} = {(\frac{1}{7})^{ - x - 1}} \Leftrightarrow {x^2} - 2x - 3 = - x - 1 \Leftrightarrow {x^2} - x - 2 = 0\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = - 1\\
x = 2
\end{array} \right.
\end{array}\)
d) \({2^{5.\frac{{x + 5}}{{x - 7}}}} = {2^{ - 2}}{.5^{3.\frac{{x + 17}}{{x - 3}}}} < = > {2^{\frac{{5x + 25}}{{x - 7}} + 2}} = {5^{\frac{{3x + 51}}{{x - 3}}}} < = > {2^{\frac{{7x + 11}}{{x - 7}}}} = {5^{\frac{{3x + 51}}{{x - 3}}}}\)
Lấy logarit cơ số 2 cả hai vế, ta được:
\(\frac{{7x + 11}}{{x - 7}} = \frac{{3x + 51}}{{x - 3}}{\log _2}5 < = > \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{7{x^2} - 10x - 33 = (3{x^2} + 30x - 357){{\log }_2}5}\\
{x \ne 7,x \ne 3}
\end{array}} \right.\)
\( < = > (7 - 3{\log _2}5){x^2} - 2(5 + 15{\log _2}5) - (33 - 357{\log _2}5) = 0\)
Ta có: \(\Delta ' = {(5 + 15{\log _2}5)^2} + (7 - 3{\log _2}5)(33 - 357{\log _2}5)\)
\( = 1296\log _2^25 - 2448{\log _2}5 + 256 > 0\)
Phương trình đã cho có hai nghiệm: \(x = \frac{{5 + 15{{\log }_2}5 \pm \sqrt {\Delta '} }}{{7 - 3{{\log }_2}5}}\) , đều thỏa mãn điều kiện
Bài 2.31 trang 125 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12
Giải các phương trình mũ sau:
a) \({2^{x + 4}} + {2^{x + 2}} = {5^{x + 1}} + {3.5^x}\)
b) \({5^{2x}} - {7^x} - {5^{2x}}.17 + {7^x}.17 = 0\)
c) \({4.9^x} + {12^x} - {3.16^x} = 0\)
d) \( - {8^x} + {2.4^x} + {2^x} - 2 = 0\)
Hướng dẫn làm bài:
a) \({16.2^x} + {4.2^x} = {5.5^x} + {3.5^x}\)
\(\Leftrightarrow {20.2^x} = {8.5^x} \Leftrightarrow {(\frac{2}{5})^x} = {(\frac{2}{5})^1} \Leftrightarrow x = 1\)
b) \({16.7^x} - {16.5^{2x}} = 0\)
\( \Leftrightarrow {7^x} = {5^{2x}} \Leftrightarrow {(\frac{7}{{25}})^x} = {(\frac{7}{{25}})^0} \Leftrightarrow x = 0\)
c) Chia hai vế cho \({12^x}({12^x} > 0)\) , ta được:
\(4{(\frac{3}{4})^x} + 1 - 3{(\frac{4}{3})^x} = 0\)
Đặt \(t = {(\frac{3}{4})^x}\) (t > 0), ta có phương trình:
\(4t + 1 - \frac{3}{t} = 0 \Leftrightarrow 4{t^2} + t - 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{t = - 1(l)}\\
{t = \frac{3}{4}}
\end{array}} \right.\)
Do đó, \({(\frac{3}{4})^x} = {(\frac{3}{4})^1}\) . Vậy x = 1.
d) Đặt \(t = {2^x}(t > 0)\) , ta có phương trình:
\( - {t^3} + 2{t^2} + t - 2 = 0\)
\(\Leftrightarrow(t - 1)(t + 1)(2 - t) = 0 < = >\Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{t = 1}\\
{t = - 1(l)}\\
{t = 2}
\end{array}} \right.\)
Do đó,
\(\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{2^x} = 1}\\
{{2^x} = 2}
\end{array}} \right.\)
Bài 2.32 trang 125 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12
Giải các phương trình sau bằng phương pháp đồ thị:
a) \({2^{ - x}} = 3x + 10\)
b) \({(\frac{1}{3})^{ - x}} = - 2x + 5\)
c) \({(\frac{1}{3})^x} = x + 1\)
d) \({3^x} = 11 - x\)
Hướng dẫn làm bài:
a) Vẽ đồ thị của hàm số: \(y = {2^{ - x}}\) và đường thẳng y = 3x +10 trên cùng một hệ trục tọa độ (H. 57) ta thấy chúng cắt nhau tại điểm có hoành độ x = -2. Thử lại, ta thấy x = -2 thỏa mãn phương trình đã cho.
Mặt khác, hàm số \(y = {2^{ - x}} = {(\frac{1}{2})^x}\) luôn nghịch biến, hàm số y = 3x + 10 luôn đồng biến.
Vậy x = -2 là nghiệm duy nhất.
b) Vẽ đồ thị của hàm số \(y = {(\frac{1}{3})^{ - x}}\) và đường thẳng y = -2x + 5 trên cùng một hệ trục tọa độ (H.58), ta thấy chúng cắt nhau tại điểm có hoành độ x = 1. Thử lại, ta thấy x = 1 thỏa mãn phương trình đã cho.
Mặt khác, hàm số \(y = {(\frac{1}{3})^{ - x}} = {3^x}\) luôn đồng biến, hàm số y = -2x + 5 luôn nghịch biến.
Vậy x = 1 là nghiệm duy nhất.
c) Vẽ đồ thị của hàm số \(y = {(\frac{1}{3})^x}\) và đường thẳng y = x + 1 trên cùng một hệ trục tọa độ (H.59), ta thấy chúng cắt nhau tại điểm có hoành độ x = 0. Thử lại, ta thấy x = 0 thỏa mãn phương trình đã cho. Mặt khác, \(y = {(\frac{1}{3})^x}\) là hàm số luôn nghịch biến, hàm số y = x +1 luôn đồng biến.
Vậy x = 0 là nghiệm duy nhất.
d) Vẽ đồ thị của hàm số và đường thẳng y = 11 – x trên cùng một hệ trục tọa độ (H.60), ta thấy chúng cắt nhau tại điểm có hoành độ x = 2. Thử lại, ta thấy x = 2 thỏa mãn phương trình đã cho. Mặt khác, \(y = {3^x}\) luôn đồng biến , y = 11 – x luôn nghịch biến . Vậy x = 2 là nghiệm duy nhất.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 125, 126 bài 6 bất phương trình mũ và bất phương trình logarit Sách bài tập (SBT) Giải tích 12. Câu 2.33: Giải các phương trình logarit sau...
Giải bài tập trang 126 bài 6 bất phương trình mũ và bất phương trình logarit Sách bài tập (SBT) Giải tích 12. Câu 2.36: Giải phương trình...
Giải bài tập trang 131, 132 bài 6 bất phương trình mũ và bất phương trình logarit Sách bài tập (SBT) Giải tích 12. Câu 1: Giải các bất phương trình mũ sau...
Giải bài tập trang 132, 133 ôn tập chương II - Hàm số lũy thừa hàm số mũ và hàm số lôgarit Sách bài tập (SBT) Giải tích 12. Câu 2.43 Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau...