Bài 1 trang 9 sách sgk giải tích 12
Xét sự đồng biến, nghịch biến của các hàm số:
a) \(y = 4 + 3x - x^2\) ; b) \(y ={1 \over 3}x^3\) + \(3x^2-7x - 2\) ;
c) \(y = x^4\) - \(2x^2\) +\( 3\) ; d) \(y = -x^3\)+ \(x^2\) - \(5\).
Giải:
1. a) Tập xác định : \(D =\mathbb R\);
\(y' = 3 - 2x => y' = 0 ⇔ x =\) \({3 \over 2}\).
Bảng biến thiên :
Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;{3 \over 2}} \right)\); nghịch biến trên khoảng \(\left( { {3 \over 2}};+\infty \right)\)
b) Tập xác định \(D=\mathbb R\);
\(y'= x^2\)+ \(6x - 7 \Rightarrow y' = 0 ⇔ x = 1, x = -7\).
Bảng biến thiên :
Hàm số đồng biến trên các khoảng \((-∞ ; -7), (1 ; +∞)\) ; nghịch biến trên các khoảng \((-7 ; 1)\).
c) Tập xác định : \(D=\mathbb R\).
\(y' = 4x^3\)-\(4x = 4x(x^2-1)\) \(\Rightarrow y' = 0 ⇔ x = -1, x = 0, x = 1\).
Bảng biến thiên :
Hàm số đồng biến trên các khoảng \((-1 ; 0), (1 ; +∞)\) ; nghịch biến trên các khoảng \((-∞ ; -1), (0 ; 1)\).
d) Tập xác định :\( D=\mathbb R\).
\(y' = -3x^2\) +\( 2x \Rightarrow y' = 0 ⇔ x = 0, x =\) \({2 \over 3}\).
Bảng biến thiên :
Hàm số đồng biến trên khoảng \(( 0 ; {2 \over 3} )\) ; nghịch biến trên các khoảng \((-∞ ; 0)\), \(({2 \over 3}; +∞)\).
Bài 2 trang 10 sách sgk giải tích 12
Tìm các khoảng đơn điệu của các hàm số:
a) \(y=\frac{3x+1}{1-x}\) ; b) \(y=\frac{x^{2}-2x}{1-x}\) ;
c) \(y=\sqrt{x^{2}-x-20}\) ; d) \(y=\frac{2x}{x^{2}-9}\).
Giải
a) Tập xác định : \(D =\mathbb R \setminus\){ 1 }.
\(y'=\frac{4}{(1-x)^{2}}\)> 0, \(∀x \neq 1\).
Hàm số đồng biến trên các khoảng : \((-∞ ; 1), (1 ; +∞)\).
b) Tập xác định : \(D =\mathbb R\setminus\){ 1 }.
\(y'=\frac{-x^{2}+2x-2}{(1-x)^{2}}< 0\), \(∀x \neq 1\).
Hàm số nghịch biến trên các khoảng: \( (-∞ ; 1), (1 ; +∞)\).
c) Tập xác định :\( D = (-∞ ; -4] ∪ [5 ; +∞)\).
\(y'=\frac{2x-1}{2\sqrt{x^{2}-x-20}}\) \(∀x ∈ (-∞ ; -4] ∪ [5 ; +∞)\).
Với \(x ∈ (-∞ ; -4)\) thì \(y’ < 0\); với \(x ∈ (5 ; +∞)\) thì \(y’ > 0\). Vậy hàm số nghịch biến trên khoảng \((-∞ ; -4)\) và đồng biến trên khoảng \((5 ; +∞)\).
d) Tập xác định : \(D =\mathbb R\setminus \){ -3 ; 3 }.
\(y'=\frac{-2(x^{2}+9)}{\left (x^{2}-9 \right )^{2}} < 0, ∀x \neq ±3\).
Hàm số nghịch biến trên các khoảng : \((-∞ ; -3), (-3 ; 3), (3 ; +∞)\).
Bài 3 trang 10 sách sgk giải tích 12
Chứng minh rằng hàm số \(y={{1 - {x^2}} \over {{{({x^2} + 1)}^2}}}\) đồng biến trên khoảng \((-1 ; 1)\) và nghịch biến trên các khoảng \(( - \infty ; - 1)\) và \((1 ; +∞)\).
Giải:
Tập xác định : \(D=\mathbb R\).
\(y' = {{1 - {x^2}} \over {{{({x^2} + 1)}^2}}}\) \(\Rightarrow y' = 0 ⇔ x=-1\) hoặc \(x=1\).
Bảng biến thiên :
Vậy hàm số đồng biến trên khoảng \((-1 ; 1)\); nghịch biến trên các khoảng \((-∞ ; -1), (1 ; +∞)\).
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 10 bài 1 sự đồng biến, nghịch biến của hàm số SGK Giải tích 12. Câu 4: Chứng minh rằng...
Giải bài tập trang 18 bài 2 cực trị của hàm số SGK Giải tích 12. Câu 1: Áp dụng quy tắc I, hãy tìm các điểm cực trị của hàm số sau:...
Giải bài tập trang 18 bài 2 cực trị của hàm số SGK Giải tích 12. Câu 4: Chứng minh rằng với mọi giá trị của tham số, hàm số sau luôn luôn có một điểm cực đại và một điểm cực tiểu....
Giải bải tập trang 23, 24 bài 3 giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số SGK Giải tích 12. Câu 1: Tính giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số:...