Bài 2.1 trang 25 SGK Toán lớp 10 tập 1 - Kết Nối Tri Thức:
Dạng tổng quát của bất phương trình bậc nhất hai ẩn là một trong 4 dạng:
\(ax + by \le c\) (\(ax + by \ge c\), \(ax + by < c\), \(ax + by > c\))
Trong đó a, b, c là những số thực cho trước, a và b không đồng thời bằng 0, x và y là các ẩn số.
Lời giải:
Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x,y có dạng tổng quát là: ax + by > c ( ax + by < c, ax + by ≥ 0, ax + by ≤ 0)
Trong đó a, b, c là số thực đã cho, a và b không đồng thời bằng 0, x và y là các ẩn số.
Do đó:
a) 2x + 3y > 6 là bất phương trình bậc nhất hai ẩn với a = 2, b = 3 và c = 6;
b) 22x + y ≤ 0 là bất phương trình bậc nhất hai ẩn với a = 22 = 4, b = 1 và c = 0.
c) 2x2 – y ≥ 1 không là bất phương trình bậc nhất hai ẩn do ẩn x có bậc là 2.
Bài 2.2 trang 25 SGK Toán lớp 10 tập 1 - Kết Nối Tri Thức:
Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ:
a) \(3x + 2y \ge 300\)
b) \(7x + 20y < 0\)
Phương pháp:
a) Ta biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn \(ax + by \ge c\) như sau:
Bước 1: Vẽ đường thẳng (nét liền).
Bước 2: Lấy một điểm bất kì không thuộc d trên mặt phẳng rồi thay vào biểu thức ax+b. Xác định c có bằng 0 hay không, nếu c khác 0 thì ta lấy điểm để thay vào là gốc O(0;0).
Nếu O không thỏa mãn bất phương trình thì miền nghiệm của bất phương trình đã cho là nửa mặt phẳng bờ d không chứa điểm đã lấy.
b) Ta biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn ax+b
Bước 1: Vẽ đường thẳng (nét đứt).
Bước 2: Lấy một điểm bất kì không thuộc d trên mặt phẳng rồi thay vào biểu thức ax+b. Xác định c có bằng 0 hay không, nếu c = 0 thì ta lấy điểm A(-1;-1) để thay vào.
Nếu A thỏa mãn bất phương trình thì miền nghiệm của bất phương trình đã cho là nửa mặt phẳng bờ d chứa điểm A đã lấy.
Lời giải:
a) Vẽ đường thẳng d: 3x + 2y – 300 = 0 trên mặt phẳng tọa độ.
Lấy gốc tọa độ O(0; 0) và tính 3.0 + 2.0 = 0 < 300.
Do đó miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d không chứa gốc tọa độ và cả đường thẳng d (miền tô màu kể cả biên).
b) Vẽ đường thẳng d’: 7x + 20y = 0 trên mặt phẳng tọa độ.
Lấy điểm M(200; 200) và tính 7.200 + 20.200 = 5 400 > 0.
Do đó miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d’ không chứa điểm M và không chứa đường thẳng d’ (miền tô màu không kể biên).
Bài 2.3 trang 25 SGK Toán lớp 10 tập 1 - Kết Nối Tri Thức:
Ông An muốn thuê một chiếc ô tô (có lái xe) trong một tuần. Giá thuê xe được cho như bảng sau:
a) Gọi x và y lần lượt là số kilômét ông An đi trong các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu và
trong hai ngày cuối tuần. Viết bất phương trình biểu thị mối liên hệ giữa x và y sao cho
tổng số tiền ông An phải trả không quá 14 triệu đồng.
b) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình ở câu a trên mặt phẳng toạ độ.
Phương pháp:
a) Biểu diễn số tiền ông An phải trả theo số kilômét. Số tiền không quá 14 triệu tức là nhỏ hơn hoặc bằng 14 triệu
b) Ta biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn \(ax + by \le c\) như sau:
Bước 1: Vẽ đường thẳng (nét liền).
Bước 2: Lấy một điểm bất kì không thuộc d trên mặt phẳng rồi thay vào biểu thức ax+b. Xác định c có bằng 0 hay không, nếu c khác 0 thì ta lấy điểm để thay vào là gốc O(0;0).
Nếu O thỏa mãn bất phương trình thì miền nghiệm của bất phương trình đã cho là nửa mặt phẳng bờ d chứa điểm đã lấy.
Lời giải:
a) Số tiền ông An phải trả cho việc thuê xe ô tô từ thứ Hai đến thứ Sáu là:
900.5 + 8x = 4 500 + 8x (nghìn đồng).
Số tiền ông An phải trả cho việc thuê xe ô tô trong hai ngày cuối tuần:
1 500.2 + 10y = 3 000 + 10y (nghìn đồng).
Tổng số tiền ông An phải trả cho việc thuê xe trong một tuần là:
4 500 + 8x + 3 000 + 10y = 7 500 + 8x + 10y (nghìn đồng).
Để tổng số tiền ông An phải trả không quá 14 triệu đồng thì
7 500 + 8x + 10y ≤ 14 000
⇔ 8x + 10y ≤ 6 500.
⇔ 4x + 5y ≤ 3 250.
Vậy bất phương trình biểu thị mối liên hệ giữa x và y sao cho tổng số tiền ông An phải trả không quá 14 triệu đồng là 4x + 5y ≤ 3 250.
b) Vẽ đường thẳng d: 4x + 5y = 3 250 trên mặt phẳng tọa độ.
Lấy gốc tọa độ O(0; 0) và tính 4.0 + 5.0 = 0 < 3 250.
Do đó miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d chứa gốc tọa độ và cả đường thẳng d (miền không tô màu kể cả biên).
Giaibaitap.me
Giải bài tập 2.4; 2.5; 2.6 trang 30 sách giáo khoa Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài 4: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Giải bài tập 2.7; 2.8; 2.9; 2.10 trang 31; 2.11; 2.12; 2.13; 2.14; 2.15; 2.16 trang 32 sách giáo khoa Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài 4: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Giải bài tập 3.1; 3.2; 3.3; 3.4 trang 37 sách giáo khoa Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài 5: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 đến 180
Giải bài tập 3.5; 3.6; 3.7; 3.8 trang 42; 3.9; 3.10; 3.11 trang 43 sách giáo khoa Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 - Bài 6: Hệ thức lượng trong tam giác.