Bài 1.69 trang 47 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10
Xét xem ba điểm sau có thẳng hàng không?
a) A(2; - 3), B(5;1) và C(8; 5);
b) M(1;2), N(3; 6) và P(4;5).
Gợi ý làm bài
a) Ta có \(\overrightarrow {AB} = (3;4),\overrightarrow {AC} = (6;8),\overrightarrow {AC} = 2\overrightarrow {AB} \)
=>A, B, C thẳng hàng.
b) \(\overrightarrow {MN} = (2;4);\overrightarrow {MP} = (3;3)\) mà \({2 \over 3} \ne {4 \over 3}\)
Vậy M, N, P không thẳng hàng.
Bài 1.70 trang 47 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10
Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi I là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.
a) Với điểm M tùy ý, hãy chứng minh:
\(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MD} \)
b) Chứng minh rằng: \(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right| = \left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AD} } \right|\)
Gợi ý làm bài
(Xem hình 1.77)
a) \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} = 2\overrightarrow {MI} \)
\(\overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MD} = 2\overrightarrow {MI}\)
Vậy \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MD} \)
b) \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AC} = > \left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right| = AC\)
\(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {DB} = > \left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AD} } \right| = DB\)
Vì hai đường chéo của hình chữ nhật dài bằng nhau nên
\(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right| = \left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AD} } \right|\)
Bài 1.71 trang 48 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10
Cho tam giác ABC. Gọi I là trung điểm của BC, K là trung điểm của BI.
Chứng minh rằng:
a) \(\overrightarrow {AK} = {1 \over 2}\overrightarrow {AB} + {1 \over 2}\overrightarrow {AI} \)
b) \(\overrightarrow {AK} = {3 \over 4}\overrightarrow {AB} + {1 \over 4}\overrightarrow {AC} \)
Gợi ý làm bài
(Xem hình 1.78)
a) Vì K là trung điểm của BI nên \(\overrightarrow {AK} = {1 \over 2}(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AI} )\) (1)
b) Vì I là trung điểm của BC nên \(\overrightarrow {AI} = {1 \over 2}(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} )\) (2)
Thay (2) vào (1) ta được:
\(\overrightarrow {AK} = {1 \over 2}{\rm{[}}\overrightarrow {AB} + {1 \over 2}(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} ){\rm{]}}\)
\(\overrightarrow {AK} = {3 \over 4}\overrightarrow {AB} + {1 \over 4}\overrightarrow {AC} \)
Bài 1.72 trang 48 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10
Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác đều OAB có cạnh bằng 2, AB song song với Ox, điểm A có hoành độ và tung độ dương.
a) Tìm tọa độ hai đỉnh A và B;
b) Tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác OAB.
Gợi ý làm bài
(Xem hình 1.79)
a) Gọi H là trung điểm của AB ta có:
\(OH = {{OA\sqrt 3 } \over 2} = \sqrt 3 ;HA = {{OA} \over 2} = 1\)
Vậy ta có \(A(1;\sqrt 3 )\) và \(B( - 1;\sqrt 3 )\)
b) \(OG = {2 \over 3}OH = {2 \over 3}\sqrt 3 \)
Vậy ta có \(G\left( {0;{{2\sqrt 3 } \over 3}} \right)\)
Giaibaitap.me
Giải đề kiểm tra trang 48 chương I phần hình học Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10. Câu 1: Cho hình bình hành ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại O. Hãy thực hiện các phép toán sau...
Giải đề kiểm tra chương I phần hình học trang 49 Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10. Câu 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm M(4 ;3). Tìm tọa độ của các điểm A, B, C trong các trường hợp sau...
Giải đề kiểm tra trang 49 chương I phần hình học Sách bài tập Toán Hình học 10. Câu 1: Cho tam giác ABC. Gọi D là điểm xác định bởi...
Giải bài tập trang 81 bài 1 giá trị lượng giác của một góc bất kì từ 0 độ đến 180 độ Sách bài tập (SBT) Toán Hình học 10. Câu 2.1: Với giá trị nào của góc...