Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.6 trên 12 phiếu

Giải sách bài tập Địa lí 10

Giải từ câu 1 đến câu 4, bài tập từ trang 20 đến trang 21 SBT Địa lý 10. Câu 2. Hãy nêu những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.

Câu 1 trang 20 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10

Hãy điền các nội dung phù hợp vào chỗ trống (...) trong bảng sau :

                            CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT

 

Vỏ Trái Đất

Lớp Mantti

Nhân Trái Đất

Vị trí

 

   

Độ dày

 

 

 

Tên các tầng hoặc lớp

 

   

Giải:

 

Vỏ Trái Đất

Lớp Mantti

Nhân Trái Đất

Vị trí

Ngoài cùng

–  Vỏ lục địa.: Từ mặt đất đến 70 km

– Vỏ đại dương: Từ mặt đất đến 5 km

– Vỏ đến  2900 km

– Manti trên: Vỏ đến 700 km

– Manti dưới: Từ 700 km đến 2900 km

– Từ 2900 km đến 6370 km

– Nhân ngoài:Từ 2900 km đến  5100 km

– Nhân trong: Từ 5100 km đến  6370 km

Độ dày

Khoảng 15 - 70 km

Khoảng 2900

Khoảng 3470

Tên các tầng hoặc lớp

Gồm 2 lớp: Vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Gồm có 3 tầng.

-   Tầng đá trầm tích

-   Tầng granit
- Tầng badan

Gồm 2 lớp: Manti trên

Manti dưới

Gồm 2 lớp: Nhân ngoài
Nhân  trong

 


Câu 2 trang 20 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10

Hãy nêu những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.

Giải:

Thuyết kiến tạo mảng : Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo, mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.

– Theo thuyết này, thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp. 

– Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn (mảng Thái Bình Dương, mảng Ô-xtrây-li-a – Ấn Độ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực) và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương. 

– Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa …


Câu 3 trang 21 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10

Tô kín O trước ý trả lời đúng.

3.1.  Lớp vật chất có trạng thái quánh dẻo của Trái Đất tập trung ở

a)  O vỏ Trái Đất.                         c) O tầng Manti trên.

b)  O tầng Manti dưới.                   d) O nhân trong.

3.2.  Thạch quyển là khái niệm dùng để chỉ

a)  O vỏ Trái Đất.

b)  O tầng trên của lớp Manti.

c)  O vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti.

d)  O lớp Manti và nhân Trái Đất.

3.3.  Hoạt động động đất và núi lửa thường xảy ra ở

a)  O trung tâm của các mảng kiến tạo.

b)  O nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.

c)  O ngoài rìa của các mảng kiến tạo.

d)  O bất kì nơi nào của mảng kiến tạo. 

Giải:

3.1. Lớp vật chất có trạng thái quánh dẻo của Trái Đất tập trung ở

c) Lớp Manti trên

3.2. Thạch quyển là khái niệm dùng để chỉ

c)   vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti.

3.3. Hoạt động động đất và núi lửa thường xảy ra ở

b)   nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.


Câu 4 trang 21 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10

Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.

Giải:

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác