Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu

Giải bài tập Hóa học 9

CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

Giải bài tập trang 25 bài 7 Tính chất hóa học của bazơ Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 9. Câu 1: Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không...

Bài 1 trang 25 sgk hóa học 9

a) Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để kiềm để minh họa.

b) Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để kiềm để minh họa.

Hướng dẫn.

a) Vì kiềm là một loại bazơ tan được trong nước nên tất cả các chất kiềm đều là baz ơ.

Thí dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2.

b) Vì không phảo mọi bazơ đều tan trong nước nên không phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm.

Thí dụ: Các bazơ  Cu(OH)2,Mg(OH)2, Fe(OH)3 ..không phải là chất kiềm. 


Bài 2 trang 25 sgk hóa học 9

 Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào

a) Tác dụng được với với dung dịch HCl.                  b) Bị nhiệt phân hủy.

c) Tác dụng được CO2.                                          d) Đổi màu quỳ tím. thành xanh.

Hướng dẫn.

a) Tất cả các bazơ đều tác dụng với axit HCl:

                        Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + 2H2O

NaOH + HCl → NaCl +  H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

b) Chỉ có Cu(OH)2 là bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy:

Cu(OH)2 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) CuO + H2O

c) Những bazơ tác dụng với CO2 là NaOH và Ba(OH)2.

            NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

            Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

d) Những baz ơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh là NaOH và Ba(OH)2.


Bài 3 trang 25 sgk hóa học 9

 Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ.

Hướng dẫn.

Phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ:                 

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2


Bài 4 trang 25 sgk hóa học 9

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.

Lời giải.

Lấy từ mỗi lọ một mẫu hóa chất (gọi là mẫu thử) để làm thí nghiệm nhận biết.

Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy:

- Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: NaOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).

- Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 (nhóm 2).

Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4. Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.

Phương trình phản ứng: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH


Bài 5 trang 25 sgk hóa học 9

Cho 15,5 gam natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.

a) Viết phương trình hóa học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.

Lời giải.

a) Phương trình hóa học:

\(N{a_2}O + {H_2}O \to 2NaOH\)

Ta có:

\(\eqalign{
& {n_{N{a_2}O}} = {m \over M} = {{15,5} \over {\left( {46 + 16} \right)}} = 0,25\left( {mol} \right) \cr
& {n_{NaOH}} = 2 \times 0,25 = 0,5\left( {mol} \right) \cr
& {C_{{M_{NaOH}}}} = {n \over V} = {{0,5} \over {0,5}} = 1\left( M \right) \cr} \)

b) Phương trình hóa học:

\(\eqalign{
& 2NaOH + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O \cr
& 0,5mol \to \,\,0,25mol \cr} \)

\(\eqalign{
& {n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,25mol \to {m_{{H_2}S{O_4}}} = n.M = 0,25.98 = 24,5\left( g \right) \cr
& {m_{dd{H_2}S{O_4}}} = {{{m_{{H_2}S{O_4}}}} \over {C\% }}.100\% = {{24,5} \over {20\% }}.100\% = 122,5\left( g \right) \cr
& {m_{dd{H_2}S{O_4}}} = d.V \Rightarrow V = {{{m_{dd}}} \over d} = {{122,5} \over {1,14}} = 107,5\left( {ml} \right) \cr} \)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác