Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải SGK Toán 8 Kết Nối Tri Thức

CHƯƠNG 7. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT VÀ HÀM SỐ BẬC NHẤT

Giải bài tập SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2 trang 57, 58 - Bài tập cuối chương 7. Một cửa hàng sách giảm giá 20% cho một cuốn sách. Vì là khách quen của cửa hàng nên bạn An được giảm thêm 10% trên giá đã giảm, do đó chỉ phải trả 36 000 đồng cho cuốn sách đó. Hỏi giá ban đầu của cuốn sách đó nếu không giảm giá là bao nhiêu?

A. Trắc nghiệm

Bài 7.41 trang 57 SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2

Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn 

A. 0x+2=0

B. 2x+1=2x+2

C.\(2{{\rm{x}}^2}\)+1=0

D. 3x−1=0

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Phương trình 3– 0 là phương trình bậc nhất một ẩn vì a ≠ 0 và bậc của phương trình là 1.

Bài 7.42 trang 57 SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2

Tập nghiệm S của phương trình 3(x+1)−(x−2)=7−2x là

A. S=0                               B. S={\(\frac{1}{2}\)}

C.S=∅                                D. S=R

Lời giải:

3(x+1)−(x−2)=7−2x

3x+3−x+2=7−2x

4x=2

\(x = \frac{1}{2}\)

Vậy tập nghiệm của phương trình là S={\(\frac{1}{2}\)}

Chọn B

Bài 7.43 trang 57 SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2

Hàm số nào nào sau đây là hàm số bậc nhất?

A. y=0x+3

B. y= \(3{{\rm{x}}^2}\)+2

C. y=2x

D. y=0

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hàm số 2x là hàm số bậc nhất một ẩn vì a ≠ 0 và bậc của phương trình là 1.

Bài 7.44 trang 57 SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2

Đường thẳng có hệ số góc bằng 2 và đi qua điểm (-1;2) là:

A. y=2x+2

B.y=2x−1

C. y=−x+2

D. y=2x+4

Lời giải:

Vì hàm số có hệ số góc là 2 => y=2x+b

Hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng đi qua điểm (-1;2) , thay x=−1, y=2 vào y=2x+b => b=4

Vậy ta có hàm số là y=2x+4

Chọn D

Bài 7.45 trang 57 SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2

Giá trị m để đường thẳng y=(m+1)x+2 song song với đường thẳng y=−2x là 

A. m=−3

B.m=−2

C. m=2

D. m=1

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Hai đường thẳng đã cho song song với nhau khi = –2, tức là = –3.

B. Tự luận

Bài 7.46 trang 57 SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2

Giải các phương trình sau:

a) 5(x−1)−(6−2x)=8x−3

b) \(\frac{{2{\rm{x}} - 1}}{3} - \frac{{5 - 3{\rm{x}}}}{2} = \frac{{x + 7}}{4}\)

Lời giải:

a) 5(x−1)−(6−2x)=8x−3

=>5x−5−6+2x=8x−3

=> −x=8

=> x=−8

Vậy phương trình có nghiệm là x = -8

b)

\(\begin{array}{l}\frac{{2{\rm{x}} - 1}}{3} - \frac{{5 - 3{\rm{x}}}}{2} = \frac{{x + 7}}{4}\\\frac{{4\left( {2{\rm{x}} - 1} \right)}}{{12}} - \frac{{6\left( {5 - 3{\rm{x}}} \right)}}{{12}} = \frac{{3\left( {x + 7} \right)}}{{12}}\\8{\rm{x}} - 4 - 30 + 18{\rm{x}} = 3{\rm{x}} + 21\\8{\rm{x + 18x}} - 3{\rm{x}} = 21 + 4 + 30\\23{\rm{x}} = 55\\x = \frac{{55}}{{23}}\end{array}\)

Vậy phương trình có nghiệm là \(x = \frac{{55}}{{23}}\)

Bài 7.47 trang 57 SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2

Số tiền thuế thu nhập cá nhân khi mức thu nhập chịu thuế trong năm trong khoảng từ trên 60 triệu đồng đến 120 triệu đồng được cho bởi công thức sau:

                 T(x)=0,1x−3 (triệu đồng)

trong đó 60<x≤120 (triệu đồng) là mức thu nhập chịu thuế của người đó trong năm. 

a) Tính số thuế thu nhập phải đóng khi mức thu nhập chịu thuế trong năm là 100 triệu đồng

b) Nếu một người phải đóng 8 triệu đồng tiền thuế thu nhập cá nhân thì mức thu nhập chịu thuế của người đó trong năm là bao nhiêu, biết rằng người đó có thu nhập chịu thuế trong khoảng từ trên 60 triệu đồng đến 120 triệu đồng

Lời giải:

a) Số thuế thu nhập phải đóng khi mức thu nhập chịu thuế trong năm là 100 triệu đồng: 

T(100) = 0,1 . 100 – 3 = 7 (triệu đồng).

b) Nếu một người phải đóng 8 triệu đồng tiền thuế thu nhập cá nhân nghĩa là T(x) = 8, tức là 0,1x – 3 = 8, suy ra x = 110 (thỏa mãn điều kiện của đề bài).

Vậy người đó có thu nhập chịu thuế là 110 triệu đồng.

Bài 7.48 trang 58 SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2

Một cửa hàng sách giảm giá 20% cho một cuốn sách. Vì là khách quen của cửa hàng nên bạn An được giảm thêm 10% trên giá đã giảm, do đó chỉ phải trả 36 000 đồng cho cuốn sách đó. Hỏi giá ban đầu của cuốn sách đó nếu không giảm giá là bao nhiêu?

Lời giải:

Gọi x (nghìn đồng) là giá ban đầu của cuốn sách đó. (x > 36)

Khi đó, theo chương trình khuyến mại, cuốn sách đó được giảm giá 0,2x (nghìn đồng).

Số tiền được giảm giá theo chương trình khách hàng thân thiết là 0,1.0,8x = 0,08x (nghìn đồng).

Như vậy, tổng số tiền bạn An được giảm giá là 0,2x + 0,08x = 0,28x (nghìn đồng).

Do bạn An chỉ trả 36 nghìn đồng nên ta có phương trình:

x – 0,28x = 36, tức là x = 50 (nghìn đồng).

Vậy giá ban đầu của cuốn sách đó là 50 nghìn đồng.

Bài 7.49 trang 58 SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2

Hai ô tô cùng xuất phát từ Hà Nội đi Hạ Long lúc 8 giờ sáng, trên cùng một tuyến đường. Vận tốc của một ô tô lớn hơn 5km/h so với ô tô kia. Xe đi nhanh hơn đến Hạ Long lúc 10h45 phút sáng, trước xe kia 15 phút. Hỏi vận tốc của mỗi ô tô là bao nhiêu? Tính độ dài quãng đường từ Hà Nội đến Hạ Long 

Lời giải:

Thời gian di chuyển của ô tô đi nhanh hơn là: 

10 giờ 45 phút – 8 giờ = 2 giờ 45 phút = 2,75 giờ.

Ta có 15 phút = 0,25 giờ.

Thời gian di chuyển của ô tô đi chậm hơn là: 2,75 + 0,25 = 3 (giờ).

Gọi vận tốc ô tô đi chậm hơn là x (km/h). Điều kiện x > 0.

Vận tốc của ô tô đi nhanh hơn là: x + 5 (km/h).

Quãng đường di chuyển của ô tô đi nhanh hơn là: 2,75(x + 5) (km).

Quãng đường di chuyển của ô tô đi chậm hơn là: 3x (km).

Vì quãng đường hai xe đi được là như nhau nên ta có phương trình

2,75(x + 5) = 3x

Giải phương trình trên như sau:

2,75(x + 5) = 3x

2,75x + 13,75 = 3x

3x – 2,75x = 13,75

0,25x = 13,75

x = 55 (thỏa mãn điều kiện).

Vận tốc của ô tô đi chậm hơn là 55 km/h.

Vận tốc của ô tô đi nhanh hơn là 55 + 5 = 60 (km/h).

Quãng đường từ Hà Nội đến Hạ Long dài 3 . 55 = 165 km.

Bài 7.50 trang 58 SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2

Cho hàm số bậc nhất y=(m+2)x+3

a) Tìm m để đồ thị hàm số song song với đường thẳng y=−x

b) Vẽ đồ thị hàm số với giá trị m tìm được ở câu a

c) Tìm giao điểm A của đồ thị hàm số tìm được ở câu a và đồ thị của hàm số y=x+1. Tính diện tích của tam giác OAB, trong đó B là giao điểm của đồ thị hàm số y=x+1 với trục Ox

Lời giải:

a) Đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = –x khi m + 2 = −1, tức là m = –3.

b) Với m = –3, ta có hàm số y = −x + 3. Đồ thị của hàm số này như hình bên.

 

c)

Giao điểm của đồ thị hàm số tìm được ở câu a với đồ thị của hàm số y = x + 1 là A(1; 2).

Giao điểm của đồ thị hàm số y = x + 1 với trục hoành là B(-1; 0).

Do đó OB = 1.

Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ A xuống trục hoành. Ta có: H(1, 0) và AH = |yA| = 2.

Diện tích tam giác OAB là SOAB = \(\frac{1}{2}\)AH.OB = \(\frac{1}{2}\).2.1 = 1 (đơn vị diện tích).

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

  • Giải bài 8.1, 8.2, 8.3 trang 62 SGK Toán 8 tập 2 - KNTT

    Giải bài tập SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2 trang 62 - Bài 30 Kết quả có thể và kết quả thuận lợi. Bạn An có 16 cuốn sách , trong đó có 4 cuốn sách tiểu thuyết , 5 cuốn sách lịch sử, 3 cuốn sách Khoa học tự nhiên và 4 cuốn sách Toán. Các cuốn sách này được xếp tùy ý trong tủ sách. Bạn Bình đến chơi là lấy ngẫu nhiên một cuốn sách trong tủ sách của An

  • Giải bài 8.4, 8.5, 8.6, 8.7 trang 65, 66 SGK Toán 8 tập 2 - KNTT

    Giải bài tập SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2 trang 65, 66 - Bài 31 Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số. Trong một chiếc hộp có 15 tấm thẻ giống nhau được đánh số 10; 11;...; 24. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Tính xác suất của các biến cố sau:

  • Giải bài 8.8, 8.9, 8.10, 8.11, 8.12, 8.13 trang 71, 72 SGK Toán 8 tập 2 - KNTT

    Giải bài tập SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2 trang 71, 72 - Bài 32 Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng. Một nhà máy sản xuất máy điều hòa tiến hành kiểm tra chất lượng của 600 chiếc điều hòa được sản xuất và thấy có 5 chiếc bị lỗi. Trong một lô hàng có 1500 chiếc điều hòa, hãy dự đoán xem có khoảng bao nhiêu chiếc điều hòa không bị lỗi

  • Giải bài 8.14, 8.15, 8.16, 8.17 trang 75 SGK Toán 8 tập 2 - KNTT

    Giải bài tập SGK Toán 8 Kết nối tri thức tập 2 trang 75 - Luyện tập chung. Một túi đựng các quả bóng giống hệt nhau, chỉ khác màu, trong đó có 15 quả bóng màu xanh, 13 quả bóng màu đỏ và 17 quả bóng màu trắng. Lẫy ngẫu nhiên một quả bóng từ trong túi. Tính xác suất của các biến cố sau:

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác