Bài 1 trang 106 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo tập 1
Kết quả học tập học kì 1 của học sinh lớp 8A và 8B được ghi lại trong bảng sau:
Lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp để biểu diễn bảng thống kê trên và trả lời các câu hỏi sau:
a) So sánh tỉ lệ học sinh xếp loại học tập Tốt và Chưa đạt của hai lớp 8A và 8B.
b) Tổng số học sinh xếp loại học tập Tốt và Khá của lớp 8B bằng bao nhiêu phần trăm tổng số học sinh xếp loại học tập Tốt và Khá của lớp 8A.
Lời giải:
Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn kết quả học tập học kì 1 của học sinh lớp 8A và 8B:
a) So sánh tỉ lệ học sinh xếp loại học tập Tốt và Chưa đạt của hai lớp 8A và 8B:
• Tỉ lệ học sinh xếp loại học tập Tốt của lớp 8A ít hơn tỉ lệ học sinh xếp loại học tập Tốt của lớp 8B (5% < 10%).
• Tỉ lệ học sinh xếp loại học tập Chưa đạt của lớp 8A nhiều hơn tỉ lệ học sinh xếp loại học tập Chưa đạt của lớp 8B (6% > 3%).
b) Tổng số học sinh xếp loại học tập Tốt và Khá của lớp 8B chiếm 10% + 50% = 60% số học sinh cả lớp 8B.
Tổng số học sinh xếp loại học tập Tốt và Khá của lớp 8A chiếm 5% + 45% = 50% số học sinh cả lớp 8A.
Vậy tổng số học sinh xếp loại học tập Tốt và Khá của lớp 8B bằng tổng số học sinh xếp loại học tập Tốt và Khá của lớp 8A.
Bài 2 trang 106 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo tập 1
Một giáo viên dạy Giáo dục thể chất đã thống kê thời gian chạy 100 m (tính theo giây) của 20 học sinh nam và ghi lại trong bảng số liệu ban đầu như sau:
a) Chuyển dữ liệu từ bảng số liệu ban đầu ở trên sang dạng bảng thống kê sau đây:
b) Hãy chuyển dữ liệu từ bảng thống kê ở câu a sang dạng biểu đồ cột và biểu đồ hình quạt tròn sau đây:
Biểu đồ cột:
Biểu đồ hình quạt tròn:
Lời giải:
a) Chuyển dữ liệu từ bảng số liệu ban đầu ở trên sang dạng bảng thống kê sau đây:
b) Biểu đồ cột biểu diễn thời gian chạy 100 m (tính theo giây) của 20 học sinh nam:
Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn thời gian chạy 100 m (tính theo giây) của 20 học sinh nam:
Bài 3 trang 107 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo tập 1
Bảng điều tra sau đây cho biết sự yêu thích của 50 khán giả đối với 6 chương trình truyền hình:
a) Hoàn thành bảng thống kê trên vào vở và lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp để biểu diễn.
b) Nêu tên chương trình truyền hình được yêu thích nhất.
c) Nêu tên hai chương trình truyền hình được yêu thích ngang nhau.
d) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng số liệu trên.
Lời giải:
a) Ta hoàn thành bảng thống kê như sau:
Ta dùng biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu trên.
b) Chương trình truyền hình được yêu thích nhất là chương trình C với số khán giả chọn cao nhất (12 khán giá chọn).
c) Hai cặp chương trình truyền hình được yêu thích ngang nhau là:
• Chương trình A và B (đều có 8 khán giả chọn);
• Chương trình E và G (đều có 6 khán giả chọn).
d) Biểu đồ cột biểu diễn bảng số liệu trên:
Bài 4 trang 107 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo tập 1
Thu thập bốn loại biểu đồ khác nhau đã được xuất bản và trưng bày trong lớp của em. Hãy tìm hiểu những thông tin trong các biểu đồ đó.
Lời giải:
Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
Bài 5 trang 107 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo tập 1
Cùng với các bạn trong tổ thảo luận để tìm ra thêm ba tình huống có thể thu thập được dữ liệu. Hãy sắp xếp các dữ liệu đó vào các bảng và biểu diễn chúng bằng dạng biểu đồ thích hợp.
Lời giải:
Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
Bài 6 trang 108 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo tập 1
Số liệu về số lớp học cấp trung học cơ sở của 5 tỉnh Tây Nguyên tính đến ngày 30/9/2021 được cho trong bảng thống kê sau:
a) Số liệu từ bảng thống kê trên được biểu diễn vào biểu đồ cột như sau. Hãy tìm các giá trị của P, Q, R trong biểu đồ.
b) Biểu đồ cột ở câu a) được chuyển sang biểu đồ hình quạt tròn như dưới đây. Hãy tìm các giá trị của x, y, z, t, m trong biểu đồ.
c) So sánh ý nghĩa của hai loại biểu đồ trên
Lời giải:
a) P là số lớp học cấp trung học cơ sở của tỉnh Gia Lai nên \(P = 2692\);
Q là số lớp học cấp trung học cơ sở của tỉnh Đắk Lắk nên \(Q = 3633\);
R là số lớp học cấp trung học cơ sở của tỉnh Lâm Đồng nên \(R = 2501\).
b) Tổng số lớp học cấp trung học cơ sở của 5 tỉnh Tây Nguyên là:
\(1249 + 2692 + 3633 + 1234 + 2501 = 11309\) (lớp học).
Suy ra:
\(x\% = \frac{{2692}}{{11309}}.100\% \approx 24\% \)
\(\begin{array}{l}y\% = \frac{{3633}}{{11309}}.100\% \approx 32\% \\z\% = \frac{{1234}}{{11309}}.100\% \approx 11\% \\t\% = \frac{{2501}}{{11309}}.100\% \approx 22\% \\m\% = \frac{{1249}}{{11309}}.100\% \approx 11\% \end{array}\)
c) Biểu đồ cột cho ta thấy sự so sánh hơn kém về số lớp học cấp trung học cở sở của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Biểu đồ hình quạt tròn ngoài việc cho ta biết sự so sánh hơn kém về số lớp học cấp trung học cơ sở của 5 tỉnh Tây Nguyên, còn cho biết tỉ lệ phần trăm số lớp học của mỗi tỉnh so với toàn thể khu vực.
Giaibaitap.me
Giải bài tập SGK Toán 8 trang 112, 113, 114 Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài 3 Phân tích dữ liệu. Hãy phân tích dữ liệu được biểu diễn trong biểu đồ sau để tìm ngày có nhiệt độ chênh lệch nhiều nhất và ngày có nhiệt độ chênh lệch ít nhất giữa hai thành phố.
Giải bài tập SGK Toán 8 trang 115, 116, 117, 118 Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài tập cuối chương 4. Phương pháp nào là phù hợp để thống kê dữ liệu về số huy chương của một đoàn thể thao trong một kì Olympic?
Giải bài tập SGK Toán 8 trang 14 Chân trời sáng tạo tập 2 - Bài 2 Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số. Mai trông coi một cửa hàng bán kem, em nhận thấy có mối quan hệ giữa số kem S bán ra mỗi ngày và nhiệt độ cao nhất t (0C) của ngày hôm đó. Mai đã ghi lại các giá trị tương ứng của t và S trong bảng sau:
Giải bài tập SGK Toán 8 trang 22 Chân trời sáng tạo tập 2 - Bài 3 Hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0). Gọi (C) và (r) lần lượt là chu vi và bán kính của một đường tròn. Hãy chứng tỏ (C) là một hàm số bậc nhất theo biến số (r). Tìm hệ số (a,b) của hàm số này.