Bài 5 trang 80 - SGK Hình học 12
Cho tứ diện có các đỉnh là \(A(5 ; 1 ; 3), B(1 ; 6 ; 2), C(5 ; 0 ; 4), D(4 ; 0 ; 6)\).
a) Hãy viết các phương trình mặt phẳng \((ACD)\) và \((BCD)\)
b) Hãy viết phương trình mặt phẳng \((α)\) đi qua cạnh \(AB\) và song song với cạnh \(CD\).
Giải:
a) Mặt phẳng \((ADC)\) đi qua \(A(5 ; 1 ; 3)\) và chứa giá của các vectơ \(\overrightarrow{AC}(0 ; -1 ; 1)\) và \(\overrightarrow{AD}(-1 ; -1 ; 3)\).
Vectơ \(\overrightarrow{n}=\left [\overrightarrow{AC},\overrightarrow{AD} \right ] = (-2 ; -1 ; -1)\) vuông góc với mặt phẳng \((ACD)\).
Phương trình \((ACD)\) có dạng:
\(2(x - 5) + (y - 1) + (z - 3) = 0\).
hay \(2x + y + z - 14 = 0\).
Tương tự: Mặt phẳng \((BCD)\) qua điểm \(B(1 ; 6 ; 2)\) và nhận vectơ \(\overrightarrow{m}=\left [\overrightarrow{BC},\overrightarrow{BD} \right ]\) làm vectơ pháp tuyến.
Ta có :\(\overrightarrow{BC}(4 ; -6 ; 2)\), \(\overrightarrow{BD}(3 ; -6 ; 4)\) và
\(\overrightarrow{m}=\left (\begin{vmatrix} -6 & 2\\ -6 & 4 \end{vmatrix}; \begin{vmatrix} 2 &4 \\ 4& 3 \end{vmatrix};\begin{vmatrix} 4 & -6\\ 3& -6 \end{vmatrix} \right )\)
\(= (-12 ; -10 ; -6)\)
Xét \(\overrightarrow{m_{1}} (6 ; 5 ; 3)\) thì \(\overrightarrow{m}=-2\overrightarrow{m_{1}}\) nên \(\overrightarrow{m_{1}}\) cũng là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((BCD)\). Phương trình mặt phẳng \((BCD)\) có dạng:
\(6(x - 1) + 5(y - 6) +3(z - 2) = 0\)
hay \(6x + 5y + 3z - 42 = 0\).
b) Mặt phẳng \(( α )\) qua cạnh \(AB\) và song song với \(CD\) thì \(( α )\) qua \(A\) và nhận
\(\overrightarrow{AB} (-4 ; 5 ; 1)\) , \(\overrightarrow{CD}(-1 ; 0 ; 2)\) làm vectơ chỉ phương.
Vectơ \(\overrightarrow{n}=\left [\overrightarrow{AB},\overrightarrow{CD} \right ] = (10 ; 9 ; 5)\) là vectơ pháp tuyến của \(( α )\).
Phương trình mặt phẳng \(( α )\) có dạng : \(10x + 9y + 5z - 74 = 0\).
Bài 6 trang 80 - SGK Hình học 12
Viết phương trình mặt phẳng \((α)\) đi qua điểm \(M(2 ; -1 ; 2)\) và song song với mặt phẳng
\(( β)\) có phương trình: \(2x - y + 3z + 4 = 0\).
Giải:
Vectơ \(\overrightarrow{n}(2 ; -1 ; 3)\) là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((β)\) .
Vì \((α) // ( β)\) nên \(\overrightarrow{n}\) cũng là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \((α)\) .
Phương trình mặt phẳng \((α)\) có dạng:
\(2(x - 2) - (y + 1) + 3(z - 2) = 0\)
hay \(2x - y + 3z -11 = 0\).
Bài 7 trang 80 - SGK Hình học 12
Lập phương trình mặt phẳng \(( α)\) đi qua hai điểm \(A( 1; 0 ; 1), B(5 ; 2 ; 3)\) và vuông góc với mặt phẳng: \(2x - y + z - 7 = 0\).
Giải:
Xét \(\overrightarrow{n} = (2 ; 2 ; 1) \bot (β)\). Do mặt phẳng \(( α) ⊥ (β)\) nên \(\overrightarrow{n}\) là vectơ song song hay nằm trên \(( α)\). Vectơ \(\overrightarrow{AB}\) có giá nằm trên \(( α)\).
Vì \(\overrightarrow{n}\) và \(\overrightarrow{AB}\) không cùng phương nên \(\overrightarrow{m}=\left [\overrightarrow{n},\overrightarrow{AB} \right ]= (4 ; 0 ; -8)\) là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(( α)\). Mặt phẳng \(( α)\) qua \(A(1 ; 0 ; 1)\) và vuông góc với \(\overrightarrow{m}\) có phương trình :
\(4(x - 1) + 0.(y - 0) - 8(z - 1) = 0\).
hay \(x - 2z + 1 = 0\).
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 81 bài 2 phương trình mặt phẳng SGK Hình học 12. Câu 8: Xác định giá trị của m và n để mỗi cặp mặt phẳng sau đây là một cặp mặt phẳng song song với nhau...
Giải bài tập trang 89, 90 bài 3 phương trình đường thẳng trong không gian SGK Hình học 12. Câu 1: Viết phương trình tham số của đường thẳng d trong các trường hợp sau:...
Giải bài tập trang 90, 91 bài 3 phương trình đường thẳng trong không gian SGK Hình học 12. Câu 5: Tìm số giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng α...
Giải bài tập trang 91 bài 3 phương trình đường thẳng trong không gian SGK Hình học 12. Câu 8: Cho điểm M(1 ; 4 ; 2) và mặt phẳng (α): x + y + z -1 = 0...