Bài 3.31 trang 129 sách bài tập (SBT) – Hình học 12
Viết phương trình tham số, phương trình chính tắc của đường thẳng \(\Delta \) trong các trường hợp sau:
a) \(\Delta \) đi qua điểm A(1; 2; 3) và có vecto chỉ phương \(\overrightarrow a = (3;3;1)\) ;
b) \(\Delta \) đi qua điểm B(1; 0; -1) và vuông góc với mặt phẳng \((\alpha )\) : 2x – y + z + 9 = 0
c) \(\Delta \) đi qua hai điểm C(1; -1; 1) và D(2; 1; 4)
Hướng dẫn làm bài:
a) Phương trình tham số của đường thẳng \(\Delta \) đi qua điểm A(1; 2; 3) và có vecto chỉ phương \(\overrightarrow a = (3;3;1)\) là: \(\left\{ {\matrix{{x = 1 + 3t} \cr {y = 2 + 3t} \cr {z = 3 + t} \cr} } \right.\)
Phương trình chính tắc của \(\Delta \) là \({{x - 1} \over 3} = {{y - 2} \over 3} = {{z - 3} \over 1}\)
b) \(\Delta \bot (\alpha ) \Rightarrow \overrightarrow {{a_\Delta }} = \overrightarrow {{a_\alpha }} = (2; - 1;1)\)
Phương trình tham số của \(\Delta \) là \(\left\{ {\matrix{{x = 1 + 2t} \cr {y = - t} \cr {z = - 1 + t} \cr} } \right.\)
Phương trình chính tắc của \(\Delta \) là \({{x - 1} \over 2} = {y \over { - 1}} = {{z + 1} \over 1}\)
c) \(\Delta \) đi qua hai điểm C và D nên có vecto chỉ phương \(\overrightarrow {CD} = (1;2;3)\)
Vậy phương trình tham số của \(\Delta \) là \(\left\{ {\matrix{{x = 1 + t} \cr {y = - 1 + 2t} \cr {z = 1 + 3t} \cr} } \right.\)
Phương trình chính tắc của \(\Delta \) là \({{x - 1} \over 1} = {{y + 1} \over 2} = {{z - 1} \over 3}\)
Bài 3.32 trang 129 sách bài tập (SBT) – Hình học 12
Viết phương trình của đường thẳng \(\Delta \) nằm trong mặt phẳng \((\alpha )\): x +2z = 0 và cắt hai đường kính d1: \(\left\{ {\matrix{{x = 1 - t} \cr {y = t} \cr {z = 4t} \cr} } \right.\) và d2: \(\left\{ {\matrix{{x = 2 - t'} \cr {y = 4 + 2t'} \cr {z = 4} \cr} } \right.\)
Hướng dẫn làm bài
Gọi A và B lần lượt là giao điểm của d1 và d2 với \((\alpha )\) . Đường thẳng \(\Delta \) cần tìm chính là đường thẳng AB.
Ta có: \(A(1 - t;t;4t) \in {d_1}\)
\(A \in (\alpha ) \Leftrightarrow t + 4.(2t) = 0 \Leftrightarrow t = 0\)
Suy ra: A(1; 0; 0)
Ta có : \(B(2 - t';4 + 2t';4) \in {d_2}\)
\(B \in (\alpha ) \Leftrightarrow 4 + 2t' + 8 = 0 \Leftrightarrow t' = - 6\)
Suy ra B(8; -8; 4)
\(\Delta \) đi qua A, B nên có vecto chỉ phương \(\overrightarrow {{a_\Delta }} = \overrightarrow {AB} = (7; - 8;4)\)
Phương trình chính tắc của \(\Delta \) là: \({{x - 1} \over 7} = {y \over { - 8}} = {z \over 4}\)
Bài 3.33 trang 129 sách bài tập (SBT) – Hình học 12
Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng d và d’ cho bởi các phương trình sau:
a) \(d:{{x + 1} \over 1} = {{y - 1} \over 2} = {{z + 3} \over 3}\) và \(d':{{x - 1} \over 3} = {{y - 5} \over 2} = {{z - 4} \over 2}\)
b)\(d:\left\{ {\matrix{{x = t} \cr {y = 1 + t} \cr {z = 2 - t} \cr} } \right.\) và \(d':\left\{ {\matrix{{x = 9 + 2t'} \cr {y = 8 + 2t'} \cr {z = 10 - 2t'} \cr} } \right.\)
c) \(d:\left\{ {\matrix{{x = - t} \cr {y = 3t} \cr {z = - 1 - 2t} \cr} } \right.\) và \(d':\left\{ {\matrix{{x = 0} \cr {y = 9} \cr {z = 5t'} \cr} } \right.\)
Hướng dẫn làm bài:
a) Ta có: \(\overrightarrow {{a_d}} = (1;2;3)\) và \(\overrightarrow {{a_{d'}}} = (3;2;2)\)
Suy ra \(\overrightarrow n = \overrightarrow {{a_d}} \wedge \overrightarrow {{a_{d'}}} = ( - 2;7; - 4)\)
Ta có \({M_0}( - 1;1; - 2) \in d,{M_0}'(1;5;4) \in {\rm{d' \Rightarrow }}\overrightarrow {{M_0}{M_0}'} = (2;4;6)\)
Ta có \(\overrightarrow n .\overrightarrow {{M_0}{M_0}'} = - 4 + 28 - 24 = 0\) . Vậy đường thẳng d và d’ đồng phẳng và khác phương, nên d và d’ cắt nhau.
b) Ta có \(\overrightarrow {{a_d}} = (1;1; - 1)\) và \(\overrightarrow {{a_{d'}}} = (2;2; - 2).{M_0}(0;1;2) \in d\)
Vì \(\left\{ {\matrix{{\overrightarrow {{a_{d'}}} = 2\overrightarrow {{a_d}} } \cr {{M_0} \notin d'} \cr} } \right.\) (tọa độ M0 không thỏa mãn d’) nên hai đường thẳng d và d’ song song.
c) d có vecto chỉ phương \(\overrightarrow {{a_d}} = ( - 1;3; - 2)\)
d’ có vecto chỉ phương \(\overrightarrow {{a_{d'}}} = (0;0;5)\)
Gọi \(\overrightarrow n = \overrightarrow {{a_d}} \wedge \overrightarrow {{a_{d'}}} = (15;5;0) \ne \overrightarrow 0 \)
Ta có \({M_0}(0;0; - 1) \in d\)
\(M{'_0}(0;9;0) \in d' \Rightarrow \overrightarrow {{M_0}M{'_0}} = (0;9;1),\overrightarrow n .\overrightarrow {{M_0}M{'_0}} = 45 \ne 0\)
Vậy d và d’ là hai đường thẳng chéo nhau.
Bài 3.34 trang 129 sách bài tập (SBT) – Hình học 12
Tìm a để hai đường thẳng sau đây song song:
\(d:\left\{ {\matrix{{x = 5 + t} \cr {y = at} \cr {z = 2 - t} \cr} } \right.\) và \(d':\left\{ {\matrix{{x = 1 + 2t'} \cr {y = a + 4t'} \cr {z = 2 - 2t'} \cr} } \right.\)
Hướng dẫn làm bài:
Ta có \(\overrightarrow {{a_d}} = (1;a; - 1)\) và \(\overrightarrow {{a_{d'}}} = (2;4; - 2)\)
\(d//d' \Rightarrow {1 \over 2} = {a \over 4} = {{ - 1} \over { - 2}} \Rightarrow a = 2\)
Khi đó \(M{'_0}(1;2;2)\) thuộc d’ và M’0không thuộc d. Vậy d // d’ ⟺ a = 2.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 130, 131 bài 3 phương trình đường thẳng Sách bài tập (SBT) Hình học 12. Câu 3.39: Xét vị trí tương đối giữa...
Giải bài tập trang 131, 132 ôn tập chương III - phương pháp tọa độ trong không gian Sách bài tập (SBT) Hình học 12. Câu 3.46: Lập phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm...
Giải bài tập trang 129, 130, 131 bài 3 phương trình đường thẳng Sách bài tập (SBT) Hình học 12. Câu 3.43: Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng a. Bằng phương pháp tọa độ hãy tính khoảng cách giữa hai đường thẳng CA’ và DD’....
Giải bài tập trang 132 ôn tập chương III - phương pháp tọa độ trong không gian Sách bài tập Hình học 12. Câu 3.50: Lập phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm I(-1; -1; 1) và chứa đường thẳng d....