Bài 1.56 trang 38 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12
Cho hàm số \(y = {{3(x + 1)} \over {x - 2}}\)
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số.
b) Viết phương trình các đường thẳng đi qua O(0;0) và tiếp xúc với (C) .
c) Tìm tất cả các điểm trên (C) có tọa độ là các số nguyên.
Hướng dẫn làm bài:
a)
b) Cách 1.
Phương trình tiếp tuyến tại điểm M0(x0; y0) là:
y – y0 = y’(x0)(x – x0)
Trong đó \(y'({x_0}) = {{ - 9} \over {{{({x_0} - 2)}^2}}}\) . Ta có:
\(y = - {9 \over {{{({x_0} - 2)}^2}}}(x - {x_0}) + {y_0}\) với \({y_0} = {{3({x_0} + 1)} \over {{x_0} - 2}}\)
Để đường thẳng đó đi qua O(0; 0), điều kiện cần và đủ là:
\({{9{x_0}} \over {{{({x_0} - 2)}^2}}} + {{3({x_0} + 1)} \over {{x_0} - 2}} = 0 \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{x_0} \ne 2 \hfill \cr
{x_0}^2 + 2{x_0} - 2 = 0 \hfill \cr} \right.\)
\( \Leftrightarrow {x_0} = - 1 \pm \sqrt 3 \)
+) Với \({x_0} = - 1 + \sqrt 3 \) , ta có phương trình tiếp tuyến: \(y = - {3 \over 2}(2 + \sqrt 3 )x\)
+) Với \({x_0} = - 1 - \sqrt 3 \) , ta có phương trình tiếp tuyến: \(y = - {3 \over 2}(2 - \sqrt 3 )x\) .
Cách 2.
Phương trình đường thẳng đi qua gốc tọa độ O có dạng y = kx.
Để xác định tọa độ tiếp điểm của hai đường: \(y = {{3(x + 1)} \over {x - 2}}\) và y = kx , ta giải hệ:
\(\left\{ \matrix{
{{3(x + 1)} \over {x - 2}} = kx \hfill \cr
- {9 \over {{{(x - 2)}^2}}} = k \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{{3(x + 1)} \over {x - 2}} + {{9x} \over {{{(x - 2)}^2}}} = 0 \hfill \cr
- {{3(x + 1)} \over {x - 2}} = k \hfill \cr} \right.\)
Giải phương trình thứ nhất ta được: \(x = - 1 \pm \sqrt 3 \)
Thay vào phương trình thứ hai ta có:
\({k_1} = - {3 \over 2}(2 + \sqrt 3 );{k_2} = - {3 \over 2}(2 - \sqrt 3 )\)
Từ đó có hai phương trình tiếp tuyến là: \(y = - {3 \over 2}(2 + \sqrt 3 )x\) và \(y = - {3 \over 2}(2 - \sqrt 3 )x\)
c) Để tìm trên (C) các điểm có tọa độ nguyên ta có:
\(y = {{3(x + 1)} \over {x - 2}} \Leftrightarrow y = 3 + {9 \over {x - 2}}\)
Điều kiện cần và đủ để \(M(x,y) \in (C)\) có tọa độ nguyên là:
\(\left\{ \matrix{
x \in Z \hfill \cr
{9 \over {x - 2}} \in Z \hfill \cr} \right.\)
tức (x – 2) là ước của 9.
Khi đó, x – 2 nhận các giá trị \( \pm 1; \pm 3; \pm 9\) hay x nhận các giá trị 1; 3; -1; 5; -7; 11.
Do đó, ta có 6 điểm trên (C) có tọa độ nguyên là: (1; -6), (3; 12), (-1; 0), (5; 6), (-7; 2), (11; 4).
Bài 1.57 trang 38 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số.
\(y = {{x + 2} \over {x - 3}}\)
b) Chứng minh rằng giao điểm I của hai tiệm cận của (C) là tâm đối xứng của (C).
c) Tìm điểm M trên đồ thị của hàm số sao cho khoảng cách từ M đến tiệm cận đứng bằng khoảng cách từ M đến tiệm cận ngang.
Hướng dẫn làm bài:
a)
b) Tiệm cận đứng là đường thẳng x = 3.
Tiệm cận ngang là đường thẳng y = 1.
Do đó, giao điểm của hai đường tiệm cận là I(3; 1). Thực hiện phép biến đổi:
\(\left\{ \matrix{
x = X + 3 \hfill \cr
y = Y + 1 \hfill \cr} \right.\)
Ta được \(Y + 1 = {{X + 5} \over X} \Leftrightarrow Y = {{X + 5} \over X} - 1 \Leftrightarrow Y = {5 \over X}\)
Vì \(Y = {5 \over X}\) là hàm số lẻ nên đồ thị (C) của hàm số này có tâm đối xứng là gốc tọa độ I của hệ tọa độ IXY.
c) Giả sử \(M({x_0};{y_0}) \in (C)\) . Gọi d1 là khoảng cách từ M đến tiệm cận đứng và d2 là khoảng cách từ M đến tiệm cận ngang, ta có:
\({d_1} = |{x_0} - 3|,{d_2} = |{y_0} - 1| = {5 \over {|{x_0} - 3|}}\)
Có hai điểm thỏa mãn đầu bài, đó là hai điểm có hoành độ \({x_0} = 3 \pm \sqrt 5 \)
Bài 1.58 trang 38 Sách bài tập (SBT) Giải tích 12
Chứng minh rằng phương trình: 3x5 + 15x – 8 = 0 chỉ có một nghiệm thực.
Hướng dẫn làm bài:
Hàm số 3x5 + 15x – 8 = 0 là hàm số liên tục và có đạo hàm trên R.
Vì \(f(0) = - 8 < 0,f(1) = 10 > 0\) nên tồn tại một số \({x_0} \in (0;1)\) sao cho f(x0) = 0, tức là phương trình f(x) = 0 có nghiệm.
Mặt khác, ta có \(y' = 15{x^4} + 5 > 0,\forall x \in R\) nên hàm số đã cho luôn luôn đồng biến. Vậy phương trình đó chỉ có một nghiệm.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 95 bài 1 lũy thừa Sách bài tập (SBT) Giải tích 12. Câu 2.1 Tính...
Giải bài tập trang 95, 96 bài 1 lũy thừa Sách bài tập (SBT) Giải tích 12. Câu 2.4: Hãy so sánh mỗi số sau với 1...
Giải bài tập trang 103 bài 2 hàm số lũy thừa Sách bài tập (SBT) Giải tích 1. Câu 2.9: Vẽ đồ thị của hai hàm số sau trên cùng một hệ trục tọa độ...
Giải bài tập trang 102, 103 bài 2 hàm số lũy thừa Sách bài tập (SBT) Giải tích 12 . Câu 2.6: Tìm tập xác định của các hàm số sau...