Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 10 - Kết nối tri thức

Soạn văn lớp 10 ngắn gọn bài Củng cố và mở rộng trang 68, 69 Ngữ văn 10 kết nối tri thức, tập 2. Câu 3 Nêu những dấu hiệu có thể giúp ta nhận biết lời nhân vật trong tác phẩm truyện. Lời nhân vật trong truyện thường tổn tại ở những dạng nào?

Câu 1 (trang 68, SGK Ngữ văn 10, tập 2) 

Căn cứ vào ba văn bản đã đọc, lập bảng tổng hợp hoặc vẽ sơ đồ theo gợi ý sau:

Nội dung

Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Dưới bóng hoàng lan

Một chuyện đùa nho nhỏ

Ngôi của người kể chuyện

 

 

 

Nhân vật chính

 

 

 

Điểm nhìn

 

 

 

Chủ đề

 

 

 

Lời giải: 

Nội dung

Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Dưới bóng hoàng lan

Một chuyện đùa nhỏ

Ngôi của người kể chuyện

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất

Nhân vật chính

Giăng-van-giăng, Gia-ve, Phăng- tin

Nhân vật Thanh, Nga

Na-đi-a, nhân vật tôi

Điểm nhìn

Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: điểm nhìn thay đổi theo từng nhân vật

Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: dưới góc nhìn của nhân vật Thanh

Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: dưới góc nhìn của nhân vật xưng “tôi”

Chủ đề

Những người có uy quyền trong cuộc sống

Thiên nhiên bình yên, giản dị với những kỉ niệm ấm áp

Hồi ức về kỉ niệm đẹp, nhỏ bé trong quá khứ

Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Từ các văn bản đã học trong bài, lập bảng tổng hợp về đặc điểm của các ngôi kể theo gợi ý sau:

Nội dung

Người kể chuyện thứ nhất

Người kể chuyện thứ ba

Dấu hiệu để nhận biết

 

 

Chức năng của lời kể

 

 

Khả năng bao quát điểm nhìn

 

 

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

 

 

Khả năng tác động đến người đọc

 

 

Lời giải: 

Nội dung

Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ngôi thứ ba

Dấu hiệu để nhận biết

Người kể chuyện xưng “tôi” hoặc hình thức tự xưng tương đương

Người kể chuyện ẩn danh, chỉ được nhận biết qua lời kể

Chức năng của lời kể

Kể, tả, bình luận, khắc họa bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá trực tiếp đối với sự việc, nhân vật.

Kể, tả, bình luận, khắc họa bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá gián tiếp đối với sự việc, nhân vật.

Khả năng bao quát của điểm nhìn

Thường không thể biết hết mọi chuyện (người kể chuyện hạn tri)

Thường biết hết mọi chuyện (người kể chuyện toàn tri)

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

Nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác…

Không trực tiếp xuất hiện trong truyện như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện

Khả năng tác động đến người đọc

Tác động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy ngẫm.

Tác động đến lý trí của người đọc, có thể định hướng người đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật

Câu 3 (trang 69, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Nêu những dấu hiệu có thể giúp ta nhận biết lời nhân vật trong tác phẩm truyện. Lời nhân vật trong truyện thường tổn tại ở những dạng nào?

Lời giải:  

- Những dấu hiệu có thể giúp ta nhận biết lời nhân vật trong tác phẩm truyện:

+ Lời gắn với một nhân vật cụ thể.

+ Lời biểu thị ý thức, suy nghĩ, tâm trạng, mang cách thể hiện của nhân vật cụ thể.

- Lời nhân vật trong truyện thường tồn tại ở hai dạng: lời thoại trực tiếp và lời thoại gián tiếp.

Câu 4 (trang 69, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Cho đề bài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.

a) Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên.

b) Viết đoạn văn mở bài và một đoạn văn thuộc phần thân bài.

Lời giải:  

a)  Tìm ý và lập dàn ý

- MB: Giới thiệu tác giả Thạch Lam, truyện “Dưới bóng hoàng lan”, nhân vật Thanh, chủ đề của truyện

- TB:

+ Ý 1: Hoàn cảnh của nhân vật Thanh

+ Ý 2: Tâm trạng của nhân vật Thanh khi vừa trở về nhà

+ Ý 3: Tâm trạng của nhân vật Thanh đối với người bà

+ Ý 4: Tâm trạng của nhân vật Thanh đối với Nga

+ Ý 5: Tâm trạng của nhân vật Thanh trong buổi sáng lên tỉnh

→ Khái quát chủ đề của truyện.

- KB: Khẳng định ý nghĩa của nhân vật đối với việc làm nổi bật chủ đề.

b) Viết đoạn

- Mở bài:

Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc. “Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Xoay quanh câu chuyện về một lần về thăm quê của nhân vật Thanh, truyện ngắn đã khai thác diễn biến tâm trạng tinh tế của nhân vật, từ đó làm nổi bật chủ đề của truyện: những tình cảm giản dị, đơn sơ, thân thuộc, những khung cảnh bình dị, thân quen vẫn luôn đủ sức nâng đỡ tâm hồn của con người.

- Một đoạn trong thân bài: Một đoạn trong phần phân tích tâm trạng của Thanh khi vừa trở về nhà.

Đứng trước sự tĩnh lặng của gian nhà, trong lòng Thanh như trào dâng bao nỗi niềm, khiến anh “trở nên nghẹn họng”. Thanh nhận ra từ khi mình lên tỉnh làm việc thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Nhưng, ngôi nhà ấy vẫn mang lại cảm giác thân quen, bởi dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà và những ký ức trong trẻo ngày xưa vẫn luôn nguyên vẹn: “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một sự gắn bó tha thiết với quê hương và với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.

Câu 5 (trang 69, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Trên cơ sở dàn ý bài viết đã lập ở câu 4, hãy chuẩn bị dàn ý cho bài nói và tập luyện cách trình bày.

Lời giải: 

 

* Dàn ý bài nói:

- Mở bài: 

+ Lời chào hỏi.

+ Giới thiệu tác giả Thạch Lam, truyện “Dưới bóng hoàng lan”, nhân vật Thanh, chủ đề của truyện

- Thân bài:

+ Ý 1: Hoàn cảnh của nhân vật Thanh

+ Ý 2: Tâm trạng của nhân vật Thanh khi vừa trở về nhà

+ Ý 3: Tâm trạng của nhân vật Thanh đối với người bà

+ Ý 4: Tâm trạng của nhân vật Thanh đối với Nga

+ Ý 5: Tâm trạng của nhân vật Thanh trong buổi sáng lên tỉnh

→ Khái quát chủ đề của truyện.

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của nhân vật đối với việc làm nổi bật chủ đề.

Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Tìm đọc thêm một số tác phẩm truyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất, khái quát ngắn gọn chủ đề của tác phẩm đã đọc.

Lời giải:  

- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được kể bằng ngôi thứ nhất. Kể về cuộc gặp gỡ và chia xa giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu, truyện đã khái quát tình cảm cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. 

- Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài được kể bằng ngôi thứ nhất. Kể chuyện về thế giới loài vật thông qua hành trình của nhân vật Dế Mèn, tác giả đã gửi gắm những bài học về cách sống của con người.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác