Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 10 - Kết nối tri thức

Soạn văn lớp 10 ngắn gọn bài Bình Ngô đại cáo, Ngữ văn 10 kết nối tri thức, tập 2. Câu 8: Nêu khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV.

Nội dung chính: 

Văn bản Bình Ngô Đại Cáo o được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Việt Nam, trong đó vạch ra tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi tính chính nghĩa và thắng lợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chiếu cáo thiên hạ về sự bắt đầu của một triều đại mới. 

TRƯỚC KHI ĐỌC: 

1. Bạn đã từng học, từng đọc những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là “hùng văn”? Hãy chia sẻ thông tin khái quát về một trong số tác phẩm ấy?

2. Theo bạn, một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thường ra đời trong hoàn cảnh nào và có những đặc điểm gì?

Lời giải:

1. 

- Những áng văn cổ được mệnh danh là hùng văn: “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”...

- Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam.

2. 

- Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của một quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. 

- Đặc điểm: khẳng định được chủ quyền, độc lập của dân tộc.

TRONG KHI ĐỌC:

Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Chú ý tư tưởng thực thi nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm.

Lời giải:

Học sinh tự lưu ý những câu thơ về tư tưởng nhân nghĩa khi đọc toàn bộ tác phẩm.

- “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần nhân chịu được.”

Xã tắc từ đây vững bền,

Giang sơn từ đây đổi mới.”

Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Chủ quyền quốc gia được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào?

Lời giải: 

 “Chủ quyền dân tộc” được thể hiện ở những phương diện cơ bản: văn hiến, lãnh thổ, phong tục: Xưng nền văn hiến, chia núi sông bờ cõi, có phong tục riêng, gây dựng nền độc lập, có những vị anh hùng ghi công vào sổ sách.

Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù đã được thể hiện như thế nào?

Lời giải: 

- Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thì đã được thể hiện qua những câu thơ thể hiện sự đau khổ tột cùng khi nhân dân bị hành hạ:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

- Nguyễn Trãi tức giận khi kẻ thù không nể nang gì mà hành hạ, đem khổ đau tới cho nhân dân, đến mức phải thốt lên rằng:

“Lẽ nào trời đất dung tha

Ai bảo thần nhân chịu được” 

Câu 4 (trang 12, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Chú ý giọng văn đầy cảm xúc của tác giả khi nói về những nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng.

Lời giải: 

Học sinh chú ý giọng điệu thể hiện cảm xúc cảm thương, xót xa của tác giả trong những câu thơ nói về nỗi cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng.

- Giọng văn tác giả tức giận, căm phẫn khi thấy giặc: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

- Giọng văn đau đớn khi liệt kê hàng loạt những tội ác của giặc: "Nặng thuế khóa sạch không đầm núi; Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng; Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nổi rừng sâu, nước độc"…;

- Thương xót cho thiên nhiên, con người bị tàn phá: "Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ; Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng".

Câu 5 (trang 13, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh?

Lời giải:

Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh: Căm tức trước tội ác của giặc, đau lòng trước hoàn cảnh hiện tại của nhân dân ta; trằn trọc, băn khoăn nỗi nước nhà. Họ đã đứng lên hành động, đứng lên khởi nghĩa chống lại quân thù.

Câu 6 (trang 14, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Những khó khăn gì của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh?

Lời giải: 

 Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh: Không có những hiền tài, nhân tài, không có quân sư chỉ điểm, phần thì giặc dữ, phần thì vận nước đang ở thế khó khăn, không lương thực, không quân đội hùng mạnh.

Câu 7 (trang 15, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Lời giải: 

Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh: Cố gắng khắc phục gian nan, đoàn kết cùng nhân dân dựng nhà, dựng ngọn cờ khởi nghĩa; các tướng sĩ cùng chung một lòng đánh giặc, lấy yếu chống mạnh, mai phục lấy ít địch nhiều.

Câu 8 (trang 15, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Ý câu văn “Đem đại nghĩa ... thay cường bạo” có mối quan hệ như thế nào với chủ trương “mưu phạt công tâm” và tư tưởng nhân nghĩa?

Lời giải: 

- Câu thơ “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn” có mối liên hệ mật thiết với chủ trương “mưu phạt tâm công”, lấy lòng người để thắng sự tàn bạo.

- Câu thơ “Lấy chí nhân để thay cường bạo” có mối liên hệ với tư tưởng nhân nghĩa, nó là biểu hiện của tư tưởng nhân nghĩa.

- Ý nghĩa của hai câu thơ nói về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, dùng nghĩa của con người để đánh đuổi sự gian ác của quân thù

Câu 9 (trang 16, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào?

Lời giải: 

Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục: Thất bại thảm hại, làm trò cười cho cả thế gian, thiên hạ: “Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác; Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian”.

Câu 10 (trang 17, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Chú ý các chi tiết, hình ảnh thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân.

Lời giải: 

Các chi tiết, hình ảnh thể hiện tinh thần và khí thế chiến thắng hào hùng của nghĩa quân:

- Khi giặc đến: “Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong/ Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực.”

- Khi giặc thất thủ: “Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá/ Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau.”

- Khí thế hào hùng của nghĩa quan khiến: “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn/ Voi uống nước, nước sông phải cạn/ Đánh một trận, sạch không kinh ngạc/ Đánh hai trận, tan tác chim muông”

Câu 11 (trang 18, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết cụ thể nào?

Lời giải:

Sự hèn nhát và cảnh thảm hại của kẻ thù được thể hiện qua chi tiết:

- Sự hèn nhát của kẻ thù: Đô đốc Thời Tự quỳ xuống xin đầu hàng; Thượng thư Hoàng Phúc trói tay xin hàng.

- Cảnh thảm bại của kẻ thù: Thây chất đầy đường ở Lạng Sơn, Xương Giang; máu trôi đỏ nước tại Xương Giang, Bình Than, bị quân ta chặn thì khiếp vía mà vỡ mật, bị quân ta đánh thì xéo lên nhau để chạy thoát thân.

Câu 12 (trang 19, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Chú ý tư thế của người phát ngôn khi tuyên bố về thắng lợi của cuộc kháng chiến và về sự bắt đầu một thời kì mới của đất nước.

Lời giải:

Tư thế của người phát ngôn khi tuyên bố về thắng lợi của cuộc kháng chiến và về sự bắt đầu một thời kì mới của đất nước là một tư thế hiên ngang, tư thế của kẻ thắng, tự hào về chiến thắng của quân ta, vui mừng về một thời kì mới bắt đầu.

- Khẳng định: Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới.”

- Tự hào: “Nhật nguyệt hết rồi lại minh. Muôn thuở nền thái bình vững chắc/ Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu”

SAU KHI ĐỌC:

Câu 1: Căn cứ vào nội dung bài học và hiểu biết của mình, hãy cho biết: tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo, sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm, mục đích viết và đối tượng tác động của bài cáo.

Lời giải:

- Tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết “Bình Ngô đại cáo”: Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi lúc đó là Bình Định Vương soạn thảo bài cáo. Tuy thừa lệnh một vị quân vương tương lai, song trong bản cáo vẫn nhìn thấy dấu ấn tư tưởng của riêng Nguyễn Trãi.

- Sự kiện lịch sử được tái hiện trong “Bình Ngô đại cáo”: Trước hết là cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn từ buổi đầu dựng cờ khởi nghĩa ra cho đến đến khi thắng lợi, đánh tan giặc Minh xâm lược. Thứ nữa, là sự kiện triều Lê sơ ra đời.

- Đối tượng tác động là nhân dân Đại Việt.

- Mục đích của bài cáo: tổng kết đầy đủ về quá trình kháng chiến chống quân Minh, tuyên bố về chủ quyền, độc lập của nước Đại Việt, chứng minh tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và sự ra đời của nhà Lê. 

Câu 2: Xác định luận đề của văn bản và nêu lí do vì sao bạn xác định như vậy.

Lời giải:

- Luận đề của văn bản là chủ quyền, độc lập của dân tộc.

- Xác định luận đề như vậy vì:

+ Bài cáo viết ra nhằm tuyên bố nền hòa bình, độc lập, khẳng định chủ quyền của đất nước.

+ Ba phần lớn trong bài cáo đều xoay quanh chủ quyền dân tộc: Cơ sở lí luận là chân lý về độc lập, cơ sở thực tiễn là thắng lợi của người bảo vệ chủ quyền và thất bại của kẻ đi xâm phạm chủ quyền, phần kết đưa đến niềm tin về tương lai đất nước.

Câu 3: Theo bạn, trong đoạn (1) của văn bản, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa?

Lời giải:

Câu văn thể hiện rõ mục đích của việc thực thi lý tưởng nhân nghĩa: 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

Câu văn đã nêu rõ mục đích của việc thực thi lý tưởng nhân nghĩa là đem lại cuộc sống yên bình cho dân chúng, tiêu trừ những kẻ bạo ngược xâm phạm lên sự bình yên của người dân.

Câu 4: Hãy khái quát nội dung của các đoạn từ (2) đến (5) và cho biết chức năng của mỗi đoạn trong mạch lập luận.

Lời giải:

- Nội dung các đoạn:

Đoạn 2: Từ “Vừa rồi … Trời đất chẳng dung tha.” : Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh.

Đoạn 3: Từ “Ta đây... lấy ít địch nhiều”: Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.

Đoạn 4: Từ “Trọn hay: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,... cũng là chưa thấy xưa nay”: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.

Đoạn 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lời tuyên bố hoà bình.

- Bốn đoạn cùng khái quát bản cáo trạng về tội ác của giặc và sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến, để từ đó đi đến kết luận quân ta chính nghĩa giành thắng lợi, kẻ địch phi nghĩa và thất bại. 

Câu 5: Nêu nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm.

Lời giải:

- Bài cáo có bố cục chặt chẽ rõ ràng cấu trúc chia làm ba phần: phần thứ nhất nêu cơ sở lý luận; phần thứ hai nêu cơ sở thực tiễn, phần thứ ba nêu kết luận.

- Lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng: đưa ra lý lẽ về chủ quyền làm tiền đề chân lý không ai có thể chối cãi; đưa ra một đoạn dẫn chứng về tội ác xâm lược của giặc để khẳng định sự phi nghĩa của địch; từ bản cáo trạng về tội ác của giặc để chỉ ra nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra.

Câu 6: Hãy chỉ ra yếu tố biểu cảm trong văn bản. Theo bạn, yếu tố này có thể đem lại hiệu quả gì trong việc thuyết phục người đọc, người nghe?

Lời giải:

- Yếu tố tự sự thể hiện qua việc tái hiện diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhờ có những chi tiết tự sự này mà người đọc có thể hình dung cụ thể, rõ ràng những dấu mốc quan trọng trong cuộc kháng chiến lịch sử.

- Yếu tố biểu cảm thể hiện qua thái độ căm giận, phẫn uất của người viết trước tội ác của kẻ thù; niềm cảm thông trước nỗi thống khổ của nhân dân; niềm vui khi chiến thắng, niềm tự hào khi giành được độc lập. Nhờ có những yếu tố biểu cảm này mà bài cáo tác động mạnh đến cảm xúc của người đọc.

Câu 7: Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Theo bạn, những căn cứ chính của đánh giá đó là gì?

Lời giải:

- Bài cáo như một bản tuyên ngôn độc lập: khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc; tuyên bố thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược; tuyên bố hòa bình, mở đầu một triều đại mới.

- Đưa ra một tư tưởng chính nghĩa, nhân nghĩa có thể trở thành một lý tưởng xã hội đến muôn đời.

- Tái hiện lại cả một thời đại lịch sử với đủ những cung bậc đau thương và anh hùng: nhân dân từng lầm than dưới ách đô hộ, rồi cùng đứng lên dưới ngọn cờ khởi nghĩa, đập tan sự xâm lược của kẻ thù, giành lại độc lập, mở đầu một kỷ nguyên mới.

- Tác phẩm đạt đến trình độ mẫu mực của nghệ thuật ngôn từ: lập luận chặt chẽ, giọng văn hào hùng, khí thế, nhịp điệu mạnh mẽ, vang dội.

Câu 8: Nêu khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV.

Lời giải:

- Bài cáo ra đời để tổng kết cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, khẳng định tính chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn, từ đó chính danh, chính vị cho việc lên ngôi của Lê Lợi, mở ra một triều đại mới.

- Tác phẩm góp phần điểm sáng cho kho tàng văn học dân tộc sau hai mươi năm bị giặc Minh thi hành chính sách hủy diệt văn hóa.

* Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một trong hai vấn đề sau:

- Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn (1) của văn bản

- Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Lời giải:

   Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác