Bài 16-17.11 trang 43 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9
Thời gian đun sôi 1,5 lít nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây nung của ấm là 220V. Tính điện trở của dây nung này, biết rằng nếu kể cả nhiệt lượng hao phí để đun sôi 1 lít nước thì cần nhiệt lượng là 420000J.
Trả lời:
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 1,5 lít nước là:
Q = 1,5 × 4200 = 630000 (J)
Điện trở của dây nung : \(Q = {I^2}Rt = {{{U^2}} \over R} \times t\)
\( \Leftrightarrow 630000 = {{{{220}^2}} \over R} \times 10 \times 60 \Rightarrow R = 46,1\Omega \)
Bài 16-17.12 trang 44 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9
Khi mắc một bàn là vào hiệu điện thế 110V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 5A. Bàn là này sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày.
a. Tính công suất tiêu thụ điện của bàn là này theo đơn vị W.
b. Tính điện năng mà bàn là tiêu thụ trong 30 ngày theo đơn vị kW.h
c. Tính nhiệt lượng mà bàn là tỏa ra trong 30 ngày theo đơn vị kJ, cho rằng điện mà bàn là này tiêu thụ được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng.
Trả lời:
a) Công suất tiêu thụ của bàn là : ℘ = UI = 110.5 = 550W
b) Điện năng mà bàn là tiêu thụ trong 30 ngày:
A = ℘.t = 0,55 × 30 ×0,25 = 4,125 (kW.h)
c) Nhiệt lượng tỏa ra của bàn là:
Q = 4,125 × 3,6.106 = 14850000 (J) = 1485 (kJ)
Bài 16-17.13 trang 44 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9
Một bình nóng lạnh có ghi 220V-1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V.
a. Tính cường độ dòng điện chạy qua bình khi đó.
b. Tính thời gian để bình đun sôi 10 lít nước từ nhiệt độ 200C, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và nhiệt lượng bị hao phí là rất nhỏ.
c. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bình như trên trong 30 ngày, biết rằng thời gian sử dụng trung bình mỗi ngày là 1 giờ và giá tiền điện là 1000đ/kW.h
Trả lời:
a) Cường độ dòng điện qua bình:
\(\wp = IU \Rightarrow I = {\wp \over U} = {{1100} \over {220}} = 5{\rm{A}}\)
b) Thời gian đun: \(\wp = {A \over t}\)
\( \Rightarrow t = {A \over \wp } = {{mc\Delta t} \over \wp } = {{10 \times 4200 \times 80} \over {1100}} = 3054,5{\rm{s}}\) ≈ 50 phút 55 giây
c) Tiền phải trả: T = 1,1 × 30 × 1000 = 33000 đồng
Bài 16-17.14 trang 44 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9
Trong mùa đông, một lò sưởi điện có ghi 220V-880W được sử dụng với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ mỗi ngày.
a. Tính điện trở của dây nung lò sưởi và cường độ dòng điện chạy qua nó khi đó.
b. Tính nhiệt lượng mà lò sưởi này tỏa ra trong mỗi ngày theo đơn vị kJ.
c. Tính tiền điện phải trả cho việc dùng lò sưởi như trên trong suốt mùa đông, tổng cộng là 30 ngày.Cho rằng giá tiền điện là 1000đ/kW.h
Trả lời:
a) Điện trở của dây nung :
\(\wp = {{{U^2}} \over R} \Rightarrow R = {{{U^2}} \over \wp } = {{{{220}^2}} \over {880}} = 55\Omega \)
Cường độ dòng điện chạy qua nó: \(\wp = IU \Rightarrow I = {\wp \over U} = {{880} \over {220}} = 4{\rm{A}}\)
b) Nhiệt lượng tỏa ra của lò sưởi:
Q = UIt = 220 × 4 × 4 ×3600
=12672000J = 3,52 (kW.h)
Tiền điện phải trả: T = 3,52 × 30 × 1000 = 105600 đồng
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 45 bài 19 sử dụng an toàn và tiết kiệm điện Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 19.1: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người?...
Giải bài tập trang 46 bài 19 sử dụng an toàn và tiết kiệm điện Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 19.6: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây khi làm thí nghiệm là an toàn đối với cơ thể người....
Giải bài tập trang 4 bài 21 nam châm vĩnh cửu Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 21.1: Có một số quả đấm cửa làm bằng đồng và một số quả làm bằng sắt mạ đồng. Hãy tìm cách phân loại chúng?...
Giải bài tập trang 48 bài 21 nam châm vĩnh cửu Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 21.5: Hình 21.2 mô tả tính chất từ của Trái đất. Các từ cực và các cực địa lí của trái đất có trùng nhau không?...