Bài 25.1 trang 67 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên.
A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.
B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì
C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm
D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
Giải
=> Chọn A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.
Bài 25.2 trang 67 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng và cùng được nung nóng tới 100°c vào một cốc nước lạnh. Hãy so sánh nhiệt lượng do các miếng kim loại trên truyền cho nước.
A. Nhiệt lượng của ba miếng truyền cho nước bằng nhau.
B. lượng của miếng nhôm truyền cho nước lớn nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
C. Nhiệt lượng của miếng chì truyền cho nước lớn nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
D. Nhiệt lượng của miếng đồng truyền cho nước lớn nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
Giải
=> Chọn B. lượng của miếng nhôm truyền cho nước lớn nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
Bài 25.3 trang 67 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Một học sinh thả 300g chì ở 100°C vào 250g nước ở 58,5°C làm cho nước nóng lên tới 60°C.
a) Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt.
b) Tính nhiệt lượng nước thu vào.
c) Tính nhiệt dung riêng của chì.
d) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/Kg.K.
Giải:
Tóm tắt:
m2 = 300g = 0,3kg
t2 = 100°C
m1 = 250g = 0,25kg
C1= 4190J/kg.K
t1 = 58,5°C
t = 60°C
Tìm C2 ? J/kg.K C2
Ta có:
a) Nhiệt độ cuối cùng của chì cũng là nhiệt độ cuối cùng của nước, nghĩa là bằng 60°C
b) Nhiệt lượng nước thu vào:
Q = m1C1(t - t1) = 4 190.0,25(60 - 58,5)
= 1 571,25J
c) Nhiệt lượng trên do chì tỏa ra, do đó tính nhiệt dung riêng của chì:
\({C_2} = {Q \over {{m_2}\left( {{t_2} - t} \right)}} = {{1571,25} \over {0,3\left( {100 - 60} \right)}} \approx 130,93J/kg.K\)
d) Nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng gần bằng nhau, vì đã bỏ qua nhiệt lượng truyền cho môi trường xung quanh.
Bài 25.4 trang 67 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 15℃. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng thau khối lượng 500g được nung nóng tới 100℃?
Lấy nhiệt dụng riêng của đồng thau là 368J/kg.K, của nước là 4186J/kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho nhiệt kế và môi trường bên ngoài.
Giải:
Nhiệt lượng quả cân tỏa ra:
Qtỏa = m1. C1 (t1 – t) = 0,5.368 (100 – t)
Nhiệt lượng nước thu vào:
Qthu = m2. C2 (t – t2) = 2.4186 (t – 15)
Vì Qtỏa = Qthu
0,5.368(100 – t) = 2. 4186 (t – 15)
t = 16,82℃
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 67, 68 bài 25 phương trình cân bằng nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 25.5: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100℃ vào 2,5 kg nước...
Giải bài tập trang 68, 69 bài 25 phương trình cân bằng nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 25.9: Câu nào sau đây nói về điều kiện truyền nhiệt giữa hai vật là đúng?...
Giải bài tập trang 69 bài 25 phương trình cân bằng nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 25.13: Nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng và môi trường (cốc đựng, không khí...)...
Giải bài tập trang 70 bài 25 phương trình cân bằng nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 25.16: Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 128g chứa 240g nước ở nhiệt độ 8,4°C...