Bài 25.16 trang 70 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 128g chứa 240g nước ở nhiệt độ 8,4°C. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một miếng hợp kim khối lượng 192g làm nóng tới 100°C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 21,5°C. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K; của nước là 4200J/kg.K Tính nhiệt dung riêng của hợp kim. Hợp kim đó có phải là hợp kim của đồng và sắt không?Tại sao ?
Giải:
Nhiệt lượng nhiệt lượng kế và nước thu vào:
Q1 = m1C1 (t – t1) = 0.128. 380 (21,5 – 8,4) = 637,184J
Q2 = m2C2 (t – t2) = 0,24. 4200 (21,5 – 8,4) = 13204,8J
Nhiệt lượng miếng hợp kim tỏa ra:
Q3 = m3C3 (t3 – t) = 0.192. C3 (100 - 21,5) = 15,072. C3
Ta có: Q1 + Q2 = Q3 = 637,184 + 13204,8 = 15,072. C3
⇒ C3 ≈ 918 J/kg.K
Hợp kim này không thể là hợp kim của đồng và sắt vì cả hai chất đều có nhiệt dung riêng nhỏ hơn 918J/kg.K
Bài 25.17 trang 70 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm khối lượng 50g ở nhiệt độ 136°C vào một nhiệt lượng kế chứa 50g nước ở 14°C. Biết nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 18°C và muốn cho nhiệt lượng kế nóng thêm lên 1°cCthì cần 65,1J và dung riêng của kẽm là 210J/kg.K, của chì là 130J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K
Hỏi có bao nhiêu gam chì và bao nhiêu gam kẽm trong hợp kim?
Giải:
Gọi m1 là khối lượng của chì, m2 là khối lượng của kẽm, m là khối lượng của hợp kim:
m = m1 + m2 = 0,05kg
Nhiệt lượng chì và kẽm tỏa ra:
Q1 = m1C1(136 - 18) = 15 340m1
Q2 = m2C2 (136 - 18) = 24 780m2
Nhiệt lượng nước thu vào:
Q3 = m3C3 (18 - 14) = 840 J
Nhiệt lượng kế thu vào:
Q4 = 65,1.(18 - 14) = 260,4 J
Ta có: Q1 + Q2 = Q3 + Q4
15 340m1 + 24 780m2 = 1100,4
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được: m1 = 0,013kg và m2 = 0,037kg
Vậy khối lượng chì là 13g và khối lượng kẽm là 37g
Bài 25.18 trang 70 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Người ta muốn có 16 lít nước ở nhiệt độ 40°C. Hỏi phải pha bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 20°C với bao nhiêu lít nước đang sôi ?
Giải
12 lít nước ở nhiệt độ 20°C và 4 lít nước ở nhiệt độ 100°C
Nhiệt lượng do nước lạnh thu vào: Q1 = C.m1(40 - 20)
Nhiệt lượng do nước nóng tỏa ra: Q2 = C.m2(100 - 40)
Do: Q1 = Q2 => 20m1 = 60m2.
Mặt khác: m1 + m2 = 16kg
Từ (1) và (2) => m1 = 12kg; m2 = 4kg =>V1 = 12 lít; V2 = 4lít
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 71, 72 bài 26 năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 26.1: Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng ?....
Giải bài tập trang 72 bài 26 phương trình cân bằng nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 26.5: Tính hiệu suất của một bếp dầu, biết rằng phải tốn 150g dầu mới đun sôi được 4,5 lít nước ở 20°C....
Giải bài tập trang 72, 73 bài 26 phương trình cân bằng nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 26.9: Để đun sôi một lượng nước băng bếp dầu có hiệu suất 30%, phải dùng hết 1 lít dầu...
Giải bài tập trang 74, 75 bài 27 sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 27.1: Hai hòn bi thép A và B giống hệt nhau được treo vào hai sợi dây có chiều dài như nhau....