Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Vật lí 8

CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC - SBT VẬT LÍ 8

Giải bài tập trang 76 bài 27 sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 27.11: Một người dùng súng cao su bắn một hòn sỏi lên cao theo phương thẳng đứng...

Bài 27.11 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một người dùng súng cao su bắn một hòn sỏi lên cao theo phương thẳng đứng Nếu bỏ qua sự trao đổi năng lượng với không khí thì có những sự truyền và biến đổi năng lượng nào xảy ra khi:

a) tay kéo căng sợi dây cao su 

b) tay buông ra, hòn sỏi bay lên ;

c) vận tốc hòn sỏi giảm dần theo độ cao, tới độ cao cực đại thì vật tốc bằng không.

d) từ độ cao cực đại; hòn sỏi rơi xuống, vận tốc tăng dần ;

e) hòn sỏi chạm mặt đường cứng nảy lên vài lần rồi nằm yên trên mặt đường ?

Giải

a) Cơ năng của tay chuyển hóa thành thế năng của dây cao su.

b) Một phần thế năng của dây cao su chuyên hóa thành động năng của hòn sỏi.

c) Động năng của hòn sỏi chuyển hóa dần thành thế năng của hòn sỏi. Tới độ cao cực đại thì động năng của hòn sỏi bằng không, thế năng của hòn sỏi cực đại.

d) Thế năng của hòn sỏi chuyên hóa dần thành động năng của hòn sỏi.

e) Cơ năng của hòn sỏi chuyển hóa dần thành nhiệt năng của hòn sỏi và đường.

 


Bài 27.12 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Hai miếng nhôm và chì rơi từ cùng một độ cao xuống sàn nhà. Hãy xác định tỉ số độ tăng nhiệt độ cùa hai miếng kim loại trên khi chúng va chạm với sàn nhà nếu coi toàn bộ cơ năng của vật khi rơi đều dùng để làm nóng vật. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của chì là 130J/kg.K.

Giải:

\({{\Delta {t_1}} \over {\Delta {t_2}}} \approx 6,77\) lần

Công do trọng lực tác dụng lên miếng nhôm thực hiện:

A1 = P1h = 10m1

Công này làm miếng nhôm nóng lên thêm ∆t1℃.   

Ta có: m1c1 ∆t1 = 10m1h \( \Rightarrow \Delta {t_1} = {{10h} \over {{c_1}}}\)      

Công do trọng lực tác dụng lên miếng chì thực hiện: A2 = P2h = 10m2h.

Công này làm miếng nhôm nóng lên thêm ∆t2℃.

Ta có: m2c2 Δt2 = 10m2h  \( \Rightarrow \Delta {t_2} = {{10h} \over {{c_2}}} \)

Từ  (1) và (2) suy ra:\( \Rightarrow {{\Delta {t_2}} \over {\Delta {t_1}}} = {{{c_1}} \over {{c_2}}} = {{880} \over {130}} \approx 6,77\) lần


Bài 27.13 trang 76 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một vật bằng đồng có khối lượng 1,78kg rơi từ mặt hồ xuống đáy hồ sâu 5m.

a) Tính độ lớn của phần cơ năng đã biến đổi thành nhiệt năng trong sự rơi này. Khối lượng riêng của đồng là &900kg/m3, của nước hồ là 1000kg/m3.

b) Nếu vật không truyền nhiệt cho nước hồ thì nhiệt độ của nó  tăng thêm bao nhiêu độ? Nhiệt dụng riêng của đồng là 380J/kg.K

Hướng dẫn:

a) Gọi P1 là trọng lượng của miếng đồng, P2 là trọng lượng của nước bị miếng đồng chiếm chỗ dưới đáy hồ. Ta có:

\({P_1} = V{{\rm{d}}_1}\) và \({P_2} = V{{\rm{d}}_2} \Rightarrow {P_2} = {{{P_6}} \over {{d_1}}}{d_2} \Rightarrow {m_2} = {m_1}{{{D_2}} \over {{D_1}}}\)

Công do trọng lực tác dụng lên miếng đồng thực hiện được khi miếng đồng rơi từ mặt hồ xuống đáy hồ là: \({A_1} = {P_1}h = 10{m_1}h\)

Công này là một  phần dùng để đưa lượng nước miếng đồng chiếm chỗ từ đáy hồ lên mặt hồ, một phần làm tăng nhiệt năng của miếng đồng do ma sát với nước.

Gọi A2 là công dùng để đưa nước lên:

\({A_2} = {P_2}h = 10{m_2}h = 10{m_1}h{{{D_2}} \over {{D_1}}}h\)

Nhiệt lượng miếng đồng nhận được:

\(Q = {A_1} - {A_2} = 10{m_1}{{{D_2}} \over {{D_1}}}h = 10{m_1}h\left( {1 - {{{D_2}} \over {{D_1}}}} \right) = 79J\)

b)

Nếu miếng đồng không truyền nhiệt cho nước hồ thì nhiệt độ của nó tăng:

$\Delta t = {Q \over {mC}} = {{79} \over {1,78 \times 380}} = 0,{17^0}C\)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác