Bài 26.9 trang 72 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Để đun sôi một lượng nước băng bếp dầu có hiệu suất 30%, phải dùng hết 1 lít dầu. Đế đun sôi cũng lượng nước trên với bếp dầu có hiệu suất 20%, thì phải dùng:
A. 2 lít dầu
B. \({2 \over 3}\) lít dầu
C. 1,5 lít dầu
D. 3 lít dầu
Giải:
Chọn C. 1,5 lít dầu
\(\eqalign{
& \left. \matrix{
{H_1} = {{{Q_{ci}}} \over {{Q_{tp1}}}} \hfill \cr
{H_2} = {{{Q_{ci}}} \over {{Q_{tp2}}}} \hfill \cr} \right\} \Leftrightarrow {H_1}.{Q_{tp1}} = {H_2}.{Q_{tp2}} \cr
& 0,3{m_1}.q = 0,2.{m_2}.q \Leftrightarrow {m_2} = {{0,3} \over {0,2}} = 1,5{m_1} \cr} \)
Bài 26.10 trang 73 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Khi dùng lò hiệu suất H1 để làm chảy một lượng quặng, phải đốt hết m1 kilôgam nhiên liệu có năng suất tóa nhiệt q1. Nếu dùng lò có hiệu suất H2 đế làm chảy lượng quặng trên, phải đốt hết m = 3m1 kilôgam nhiên liệu có năng suất tỏa nhiệt q2 = 0,5q1. Công thức xác định quan hệ giữa H1 và H2 là:
A. H1 = H2
B. H1 = 2H2
C. H1 = 3H2
D. H1 = 1,5H2
Giải:
Chọn D. H1 = 1,5H2
Vì:
\(\eqalign{
& {H_1} = {{{Q_{ci}}} \over {{Q_{tp1}}}} = {{{Q_{ci}}} \over {{m_1}{q_1}}} \cr
& {H_2} = {{{Q_{ci}}} \over {{Q_{tp2}}}} = {{{Q_{ci}}} \over {{m_2}{q_2}}} = {{{Q_{ci}}} \over {3{m_1}.0,5{q_1}}} = {{{Q_{ci}}} \over {1,5{m_1}{q_1}}} = {{{H_1}} \over {1,5}} \cr
& \Rightarrow {H_1} = 1,5{H_2} \cr} \)
Bài 26.11 trang 73 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8
Một bếp dầu hỏa có hiệu suất 30%
a) Tính nhiệt lượng có ích và nhiệt lượng hao phí khi dùng hết 30g dầu
b) Với lượng dầu trên có thể đun sôi được bao nhiêu kilôgam nước có nhiệt độ ban đầu là 30°C
Năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là \(44.10^6\) J/kg.
Giải:
a) Nhiệt lượng bếp dầu tỏa ra:
Qtp = mdqd= 0,03.44.106 = 1320 000J
Nhiệt lượng có ích mà bếp dầu cung cấp:
Qci= Qtp.H = 396 000J
Nhiệt lượng hao phí: Qhp= Qtp - Qci = 924 000 J
b)
Khối lượng nước có thể đun sôi là:
Qci = m. C∆t
\(\Rightarrow m = {{{Q_{ci}}} \over {C\Delta t}} = 1,35\,\,\left( {kg} \right)\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 74, 75 bài 27 sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 27.1: Hai hòn bi thép A và B giống hệt nhau được treo vào hai sợi dây có chiều dài như nhau....
Giải bài tập trang 75 bài 27 sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 27.5: Tại sao gạo lấy từ cối giã hoặc cối xay ra đều nóng?...
Giải bài tập trang 75, 76 bài 27 sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 27.8: Một vật trượt từ đỉnh dốc A tới chân dốc B, tiếp tục chuyển động trên mặt đường nằm ngang tới C...
Giải bài tập trang 76 bài 27 sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 27.11: Một người dùng súng cao su bắn một hòn sỏi lên cao theo phương thẳng đứng...