Câu C1 trang 204 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao
Khi một chất lỏng chuyển động trong một ống dòng nằm ngang(Hình 42.4) thì áp suất p ở các điểm khác nhau có còn bằng nhau nữa hay không ?
Giải
Khi chất lỏng chuyển động trong ống dòng ngang có tiết diện thay đổi(H.42.4 SGK) thì vận tốc chất lỏng cũng thay đổi và theo Béc-nu-li: \(p + {1 \over 2}\rho {v^2}\) = hằng số nên áp suất tĩnh p của chất lỏng cũng phải thay đổi theo.
\( \Leftrightarrow \)áp suất tĩnh p của chất lỏng tại các điểm khác nhau có thể sẽ khác nhau .
Bài 1 trang 205 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao
Chọn câu sai.
A.Trong một ống dòng nằm ngang , nơi nào có tốc độ lớn thì áp suất tĩnh nhỏ , nơi nào có tốc độ nhỏ thì áp suất tĩnh lớn .
B.Định luật Béc-nu-li áp dụng cho chất lỏng và chất khí chảy ổn định .
C.Áp suất toàn phần tại một điểm trong ống nằm ngang thì tỉ lệ bậc nhất với vận tốc dòng.
D.Trong một ống dòng nằm ngang , nơi nào các đường dòng càng nằm xít nhau thì áp suất tĩnh càng nhỏ .
Giải
Chọn C.
Bài 2 trang 205 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao
Lưu lượng nước trong ống nằm ngang là 2 m3/min . Hãy xác định tốc độ của chất lỏng tại một điểm của ống có bán kính 10cm.
Giải
\(A = 2{m^3}/phút = {1 \over {30}}{m^3}/s;\)
\(R=10cm = 0,1 m\)
\(\eqalign{
& v = {A \over S} = {A \over {\pi {R^2}}} = {1 \over {30.3,14.{{(0,1)}^2}}} \approx 1,06(m/s) \cr
& \cr} \)
Bài 3 trang 205 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao
Tiết diện động mạch chủ của người là 3cm2, tốc độ máu từ tim ra là 30cm/s. Tiết diện của mỗi mao mạch là
3.10-7cm2; tốc độ máu trong mao mạch là 0,05cm/s . Hỏi người phải có bao nhiêu mao mạch ?
Giải
Gọi n là số mao mạch . Lưu lượng máu trong động mạch chủ bằng tổng lưu lượng máu trong n mao mạch nên
\(n.v.S = {v_0}.{S_0} \Rightarrow n = {{{v_0}.{S_0}} \over {vS}} = {{30.3} \over {0,{{05.3.10}^{ - 7}}}}=6.10^9\)
Bài 4 trang 205 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao
Một ống nước nằm ngang có đoạn bị thắt lại . Biết rằng áp suất bằng 8,0.104Pa tại một điểm có vận tốc 2m/s và tiết diện ống là S . Hỏi tốc độ và áp suất tại nơi có tiết diện \({S \over 4}\) bằng bao nhiêu ?
Giải
\(\eqalign{
& {p_1} = 8,{0.10^4}(Pa) \cr
& {v_1} = 2(m/s) \cr
& {S_2} = {{{S_1}} \over 4} \Leftrightarrow {{{S_1}} \over {{S_2}}} = 4 \cr
& {v_2}.{S_2} = {v_1}.{S_1} \Rightarrow {v_2} = {{{S_1}} \over {{S_2}}}{v_1} = 4.2 = 8(m/s) \cr
& {p_2} = {p_1} + {S \over 2}(v_1^2 - v_2^2) = {8.10^4} + {{{{10}^3}} \over 2}({2^2} - {8^2})\cr&\;\;\;\;\; = {5.10^4}(Pa) \cr} \)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 209, 210 bài 43 Ứng dụng của định luật Béc-nu-li SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Câu C1: Đo áp suất tĩnh , áp suất đọng của một dòng chảy như thế nào ?...
Giải bài tập trang 218, 221 bài 44 Thuyết động học phân tử chất khí, cấu tạo chất SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Câu C1: Tính tỉ số thể tích riêng của phân tử hiđrô và thể tích không gian chia đều cho mỗi phân tử trong điều kiện chuẩn...
Giải bài tập trang 224, 225 bài 45: Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ôt SGK Vật lí lớp 10 Nâng cao. Câu C1: Hãy so sánh các tích p1.V1 , p2.V2 và p3.V3 nhận được từ thí nghiệm...
Giải bài tập trang 229, 230 bài 46 Định luật Sác-lơ, nhiệt độ tuyệt đối SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Câu C1: Công thức (46.5) áp dụng cho khí thực hay khí lí tưởng ?...