Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Vật lí 10 Nâng cao

CHƯƠNG VII: CHẤT LỎNG CHẤT RẮN. SỰ CHUYỂN THỂ

Giải bài tập trang 271, 274, 276, 278 bài 56 Sự hóa hơi và sự ngưng tụ SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao. Câu C1: Tốc độ bay của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào ?...

Câu C1 trang 271 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao

Tốc độ bay của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào ?

Giải

Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, diện tích mặt thoáng, gió thổi trên mặt phẳng thoáng, bản chất của chất lỏng…

 


Câu C2 trang 274 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao

Giải thích tại sao không thể hóa lỏng các chất oxi, nitơ, hiđrô, bằng cách nén chúng ở nhiệt độ phòng.

Giải

Không thể hóa lỏng các chất oxi, nitơ, hiđrô, bằng cách nén chúng ở nhiệt độ phòng vì nhiệt độ tới hạn của các chất khí này nhỏ hơn rất nhiều so với nhiệt độ phòng.

 


Câu C3 trang 276 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao

Giải thích tại sao người ta thường thấy sương đọng trên ngọn cỏ, lá cây vào buổi sáng sớm trời lạnh.

Giải

Hay thấy sương vào buổi sáng sớm trời lạnh vì vào ban đêm nhiệt độ không khí hạ xuống thấp hơn ( hoặc bằng) điểm sương, hơi nước trong không khí ngưng tụ lại trên cỏ, lá tạo thành giọt sương.

 


Bài 1 trang 278 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao

Dùng ẩm kế khô- ướt để đo đọ ẩm tỉ đối của không khí. Nhiệt kế khô chỉ \(24^\circ C\) , hiệu nhiệt độ giữa hai nhiệt kế là \(4^\circ C\) . Độ ẩm tỉ đối không khí là bao nhiêu ?

A. 77%                                                                  

B.70%

C. 67%                                                                 

 D.61%

Giải

Chọn C

\(({t_K} = 24^\circ C;\Delta t = 4^\circ C;{t_ư} = 20^\circ C;\)Tra bảng 6 ta được f =67%)

 


Bài 2 trang 278 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao

Không gian trong xilanh ở bên dưới pit-tông có thể tích \({V_0} = 5,0l\) chứa hơi nước bão hòa ở nhiệt độ \(t = 100^\circ C\). Nén hơi đẳng nhiệt đến thể tích \(V = 1,6l\) . Tìm khối lượng nước ngưng tụ.( có thể áp dụng phương trình Cla-pê-rôn-Men-đê-lê-ép cho hơi bão hòa).

Giải

\(t = 100^\circ C = const\)

\({p_b} = 760mmHg = 1,{013.10^5}Pa\)

Khí nén đẳng nhiệt áp suất hơi tăng vượt áp suất hơi bão hào nên hơi ngưng tụ cho tới khi lại có áp suất \({p_b} = 760\) mmHg

Lượng hơi nước đã ngưng tụ là:

\(\Delta V = {V_0}-V = 5-1,6 = 3,4(l)\)

Áp dụng phương trình Cla-pê-rôn-Men-đê-lê-ép cho hơi bão hòa, ta có:

\(\eqalign{
& p\Delta V = {m \over \mu }RT \cr
& \Rightarrow m = {{p\Delta V\mu } \over {RT}} = {{1,{{013.10}^5}.3,{{4.10}^{ - 3}}.18} \over {8,31.373}} \approx 2(g) \cr} \)

 


Bài 3 trang 278 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao

Để xác định nhiệt hóa hơi của nước, người ta làm thí nghiệm sau. Đưa 10g hơi nước ở nhiệt độ \(100^\circ C\) vào một nhiệt lượng kế chứa 290 g nước ở \(20^\circ C\) . Nhiệt độ cuối của hệ là \(40^\circ C\)  . Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước, cho biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế là 46J/độ, nhiệt dung riêng của nước là 4,18J/độ.

Giải:

Nhiệt lượng tỏa ra gồm hai phần: Nhiệt hóa hơi của 10g hơi nước và nhiệt tỏa ra khi 10g nước nguội từ  \(100^\circ C\) tới \(40^\circ C\) :

\(\eqalign{
& {Q_{tỏa}} = {Q_1} + {Q_2} = {m_1}L + {m_1}C({t_1} - t) \cr
& = 0,01L + 0,01.4180(100 - 40) \cr
& = 0,01L + 2508(J) \cr} \)

Nhiệt thu cũng gồm 2 phần:

Nhiệt lượng thu vào để 290g nước \(20^\circ C\) nóng lên \(40^\circ C\) và

Nhiệt lượng thu vào để nhiệt lượng kế \(20^\circ C\) nóng lên \(40^\circ C\).

\({Q_{thu}} = {Q'_1} + {Q'_2} = ({m_2}c + C').(t - {t_2})\)

\(\eqalign{
& = (0,290.4180 + 46).(40 - 20) \cr
& = 25164(J) \cr} \)

Từ \({Q_{thu}} = {Q_{tỏa}}\) tính được:

\(L = {{25164 - 2508} \over {0,01}}\)

\( = 2265600(J) \approx 2,{27.10^6}J\)

 


Bài 4 trang 278 SGK Vật lý lớp 10 Nâng cao

Nhiệt độ của không khí là \(30^\circ C\) .Độ ẩm tuyệt đối là 64%. Hãy xác định độ ẩm và điểm sương

Ghi chú: tính các độ ẩm theo áp suất riêng phần.

Giải

Theo bảng 1 ( trang 273 SGK), áp suất riêng phần của hơi nước bão hòa ở \(30^\circ C\) là 31,8 mmHg nên A=31,8 mmHg.

Áp dụng công thức:

\(\eqalign{
& f = {a \over A} \cr
& \Rightarrow a = fA = 64\% .31,8 = 20,4(mmHg) \cr} \)

Muốn tìm \({t_S}\) , ta phải dựa vào độ ẩm tuyệt đối \(a=20,4\; mmHg\).

Tra bảng 1 (trang 273) ta thấy nhiệt độ \(20^\circ C < {t_S} < 25^\circ C\)

Coi độ tăng  \(\Delta a\) tỉ lệ thuận với độ tăng của nhiệt độ thì có

\(\eqalign{
& {{{t_S} - 20} \over {20,4 - 17,5}} = {{25 - {t_S}} \over {23,8 - 20}} \cr
& \Rightarrow {t_S} = 22,3(^\circ C) \cr} \)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác