Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Hóa học 10

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ

Giải bài tập trang 88, 89 bài 19 Luyện tập: Phản ứng oxi hóa - khử Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 10. Câu 7: Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, tìm chất oxi hoá và chất khử trong những phản ứng sau ...

Bài 7 trang 89 sgk hoá học 10

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, tìm chất oxi hoá và chất khử trong những phản ứng sau :

a) 2H2 + O2 -> 2H2O          b) 2KNO3 -> 2KNO2 + O2

c) NH4NO2 —> N2 + 2H2O    d) Fe2O3 + 2Al —> 2Fe + Al2O3.

LỜI GIẢI

Chất khử và chất oxi hoá trong các phản ứng sau là :

a) Chất khử : H2, chất oxi hoá : O2.

b) KNO3 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.

c) NH4NO2 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử

d) Chất khử : Al, chất oxi hoá :  Fe2O3 


Bài 8 trang 90 sgk hoá học 10

Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá, hãy cho biết vai trò các chất tham gia trong các phản ứng oxi hoá - khử sau :

a)             Cl2 + 2HBr  → 2HCI + Br2

b)            Cu + 2H2SO4  → CuSO4 + SO2 + 2H2O

c)             2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O

d)            2FeCl2 + Cl2 —> 2FeCl3.

Trả lời:

Vai trò các chất trong các phán ứng oxi hoá - khử sau là :

a)\({\mathop {Cl}\limits^0 _2} + 2H\mathop {B{\rm{r}}}\limits^{ - 1}  \to 2H\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + {\mathop {B{\rm{r}}}\limits^0 _2}\)

Chất oxi hóa là Cl2, chất khử là \(\mathop {B{\rm{r}}}\limits^{ - 1}\) (trong HBr).

b)\(\mathop {Cu}\limits^0  + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} S{O_4} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} \uparrow  + 2{H_2}O\)

Chất oxi hóa là \(\mathop S\limits^{ + 6}\) trong H2SO4, chất khử là Cu

c) \(2H\mathop N\limits^{ + 5} {\mathop O\limits^{ - 2} _3} + 3{H_2}\mathop S\limits^{ - 2}  \to 3\mathop S\limits^0  + 2\mathop N\limits^{ + 2} O \uparrow  + 4{H_2}O\)

Chất oxi hóa là \(\mathop N\limits^{ + 5}\) (trong HNO3), chất khử là \(\mathop S\limits^{ - 2}\) (trong H2S)

d)\(2\mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 2} C{l_2} + {\mathop {Cl}\limits^0 _2} \to 2\mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 3} {\mathop {Cl}\limits^{ - 1} _3}\)

Chất oxi hóa là \({\mathop {Cl}\limits^0 _2}\) , chất khử là \(\mathop {F{\rm{e}}}\limits^{ + 2}\) (trong FeCl2)


Bài 9 trang 90 sgk hoá học 10

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hoá - khử sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hoá ở mỗi phản ứng :

a) Al + Fe3O4 ⟶ Al2O3 + Fe

b) FeSO4 + KМNО4 + H2SO4 ⟶ Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

c) FeS2 + O2  ⟶ Fe2O3 + SO2          

d) KClO3 ⟶ KCl + O2

e) Cl2+ KOH \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow\) KCl + KClO3 + H2O.

Lời giải:

Cân bằng các phương trình oxi hoá - khử sau:

a) 8Al + 3Fe3O4 ⟶ 4Al2O3 + 9Fe

\(\left. \matrix{2{\rm{A}}{l^0} - 2.3{\rm{e}} \to {\rm{2A}}{l^{ + 3}} \hfill \cr 3F{{\rm{e}}^{ + {8 \over 3}}} + 3.{8 \over 3}e \to 3F{{\rm{e}}^0} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 4} \cr { \times 3} \cr} \) 

b) 10FeSO4 + 2KМNО4 + 8H2SO4 ⟶ 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

\(\left. \matrix{2F{{\rm{e}}^{ + 2}} - 2{\rm{e}} \to 2F{{\rm{e}}^{ + 3}} \hfill \cr M{n^{ + 7}} + 5{\rm{e}} \to M{n^{ + 2}} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 5} \cr { \times 2} \cr} \) 

c) 4FeS2 + 11O2  ⟶ 2Fe2O3 + 8SO2

\(\matrix{
F{{\rm{e}}^{ + 2}} - 1{\rm{e}} \to F{{\rm{e}}^{ + 3}} \hfill \cr
2{{\rm{S}}^{ - 1}} - 2.5{\rm{e}} \to 2{{\rm{S}}^{ + 4}} \hfill \cr} \)

\(\left. \matrix{Fe{S_2} - 11e \to F{e^{ + 3}} + 2{S^{ + 4}} \hfill \cr O_2^0 - 2.2e \to 2{O_2} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 4} \cr { \times 11} \cr} \) 

d) 2KClO3 ⟶ 2KCl + 3O2

\(\left. \matrix{C{l^{ + 5}} + 6e \to Cl \hfill \cr 2{O^{ - 2}} - 2.2e \to {O_2} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 2} \cr { \times 3} \cr} \)

e) 3Cl2 + 6KOH \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow\)  5KCl + KClO3 + 3H2O.

\(\left. \matrix{Cl_2^0 - 10e \to 2C{l^{ + 5}} \hfill \cr Cl_2^0 + 2e \to 2C{l^{ - 1}} \hfill \cr} \right|\matrix{{ \times 1} \cr { \times 5} \cr} \)

 

 


Bài 10 trang 90 sgk hoá học 10

Có thể điều chế MgCl2 bằng :

- Phản ứng hoá hợp

- Phản ứng thế

- Phản ứng trao đổi.

Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

LỜI GIẢI

Điều chế MgCl2 bằng :

- Phản ứng hoá hợp : Mg + Cl2 —-> MgCl2

- Phản ứng thế :  Mg + CuCl2 —-> MgCl2 + Cu

- Phản ứng trao đổi : Mg(OH)2 + 2HCl —-> MgCl2 +  2H2O.


Bài 11 trang 90 sgk hoá học 10

Cho những chất sau : CuO, dung dịch HCl, H2, MnO2.

a) Chọn từng cặp trong những chất đã cho để xảy ra phản ứng oxi hoá - khử và viết phương trình phản ứng.

b) Cho biết chất oxi hoá, chất khử, sự oxi-hoá và sự khử trong những phản ứng hoá học nói trên.

LỜI GIAỈ

Những cặp chất xảy ra phản ứng oxi hoá - khử :

(1) 

(2) MnO2 + 4HCl > MnCl2 + Cl2 + 2H2O

b) Trong phản ứng (1) :

- Nguyên tử hiđro nhường electron là chất khử, sự nhường electron của H2 được gọi là sự oxi hoá nguyên tử hiđro.

- Ion đồng nhận electron, là chất oxi hoá. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Trong phản ứng (2) :

-  Ion Clo nhường electron là chất khử. Sự nhường electron của Cl được gọi là sự oxi hoá ion clo.

-  Ion Mn nhận electron là chất oxi hoá. Sự nhận electron của ion Mn được gọi là sự khử ion Mn.


Bài 12 trang 90 sgk hoá học 10

Hòa tan 1,39g muối FeSO4.7H2O trong dung dịch H2SO4 loãng. Cho dung dịch này tác dụng với dung dịch KMnO4 0,1 M. Tính thể tích dung dịch KMnO4, tham gia phản ứng.

Lời giải:

\( n_{FeSO_{4}.7H_{2}O}\) = \( \frac{1,337}{278}\) = 0,005 mol = \( n_{FeSO_{4}}\)

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4  → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 +  8H2O

10 mol      2 mol

0,005mol  → 0,001 mol

\( V_{dd KMnO_{4}}\) = \( \frac{0,001}{0,1}\) = 0,01 lít.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác