Bài 1 - Trang 138 - SGK Hóa Học 10
Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia các phản ứng sau :
SO2 + Br2 + 2H2O -> 2HBr + H2SO4 (1)
SO2 + 2H2O -> 3S + 2H2O (2)
Câu nào diễn tả không đúng tính chất hóa học của các chất trong những phản ứng trên ?
A.Phản ứng (1) : SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
B. Phản ứng (2) : SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
C. Phản ứng (3) : SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
D. Phản ứng (1) : Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2) : H2S là chất khử.
Trả lời.
Đáp án C.
Bài 2 - Trang 138 - SGK Hóa Học 10
Hãy ghép cặp chất và tính chất sao cho phù hợp :
Các chất Tính chất của chất
A. S a) chỉ có tính oxi hóa
B. SO2 b) chỉ có tính khử
C. H2S c) có tính oxi hóa và tính khử.
D. H2SO4 d) chất khí, có tính oxi hóa và tính khử
e) không có tính oxi hóa và tính khử.
Trả lời.
A với c) ; B với d) ; C với b) ; D với a).
Bài 3 - Trang 138 - SGK Hóa Học 10
Cho phản ứng hóa học :
H2S + 4Cl2 + 4H2O -> H2SO4 + 8HCl
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng ?
A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.
B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
Trả lời.
Đáp án D.
Bài 4 - Trang 138 - SGK Hóa Học 10
Hãy cho biết tính chất hóa học đặc trưng của
a) Hiđro sunfua.
b) lưu huỳnh đioxit.
Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.
a) Tính chất hóa học của hiđro sunfua:
- Hiđro sunfua tan trong nước thành dung dịch axit rất yếu.
- Tính khử mạnh :
H2S + O2 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) 2S + 2H2O.
H2S + 3O2 \(\overset{t^{o}}{\rightarrow}\) 2SO3 + 2H2O
b) Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit
- Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit :
+ SO2 tan trong nước thành dung dịch axit H2SO3, là axit yếu:
SO2 + H2O -> H2SO3
+ SO2 tác dụng với dung dịch bazơ, tạo nên hai muối :
SO2 + NaOH -> NaHSO3.
SO2 + 2NaOH -> Na2SO3 + H2O.
- Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa
SO2 + Br2 + 2 H2O -> 2HBr + H2SO4
SO2 + 2H2S -> 3S + 2H2O.
Bài 5 - Trang 139 - SGK Hóa Học 10
Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 màu tím nhận thấy dung dịch bị mất màu, vì xảy ra phản ứng hóa học sau :
SO2 + KMnO4 + H2O -> K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
a) Hãy cân bằng phương trình hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron.
b) Hãy cho biết vai trò của SO2 và KMnO4 trong các trường hợp trên.
Lời giải.
a) \(\overset{+4}{SO_{2}}+\overset{+7}{2KMnO_{4}} +2H_{2}O\rightarrow \overset{+6}{K_{2}SO_{4}} +2\overset{+2}{Mn}O_{4} + \overset{+6}{2H_{2}SO_{4}}\)
\(\left\{\begin{matrix} \overset{+4}{S}\rightarrow \overset{+6}{S}+2e &(.5) \\ \overset{+7}{Mn} + 5e\rightarrow \overset{+2}{Mn} & (.2) \end{matrix}\right.\)
b) SO2 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 139 bài 32 Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 10. Câu 6: Bằng phản ứng hóa học nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit ...
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 143 bài 33 Axit sunfuric - Muối sunfat Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 10. Câu 1: Một hợp chất có thành phần theo khối lượng ...
Giải bài tập trang 147 bài 34 Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 10. Câu 1: Cho phương trình hóa học...
Giải bài tập trang 154 bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 10. Câu 1: Ý nào trong các ý sau đây là đúng...