Bài 1.76 trang 14 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Một số nguyên tử có cấu hình electron như sau :
A. \(1s^22s^22p^1\). B. \(1s^22s^2\). C.\( 1s^22s^22p^63s^23p^6\).
Hỏi nguyên tử nào là nguyên tử của một nguyên tố s ?
Lời giải:
Nguyên tử có cấu hình B
Bài 1.77 trang 14 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Một số nguyên tử có cấu hình electron như sau :
A. \(1s^22s^22p^1\). B. \(1s^22s^2\). C. \(1s^22s^22p^63s^23p^63d^64s^2\).
Hỏi nguyên tử nào là nguyên tử của một nguyên tố p ?
Hỏi nguyên tử nào là nguyên tử của một nguyên tố d ?
Lời giải:
a) Nguyên tử có cấu hình A.
b) Nguyên tử có cấu hình C.
Ở đây mức năng lượng cao nhất là mức 3d. Vì vậy electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3d (mức 4s thấp hơn mức 3d).
Bài 1.78 trang 14 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Trong một nguyên tử, tổng số eác hạt : proton, nơtron và electron bằng 28. Biết rằng số nơtron bằng số proton cộng thêm một.
Hãy cho biết số proton có trong nguyên tử.
Hãy cho biết số khối của hạt nhân.
Viết cấu hình electron của nguyên tử.
Hãy cho biết đó là nguyên tử của nguyên tố nào ?
Lời giải:
Gọi X là số proton. Vì số proton bằng số electron nên X cũng là số electron. Theo đề bài, số nơtron bằng (x + 1). Từ đó ta có phương trình :
2x + x + 1 = 28
3x = 28 - 1 = 27
x =9
Vậy số proton là 9, số nơtron là 10, số electron là 9ẻ
b)Số khối A = 9 + 10= 19.
c) Với 9 electron, cấu hình electron sẽ là \(1s^22s^22p^5\).
d) Với Z = 9. Đó là nguyên tố flo (F).
Bài 1.79 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Hãy cho biết số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử có số electron lần lượt bằng :
a) 3 b) 5 c) 6 d) 8.
Lời giải:
a) Cấu hình electron : \(ls^22s^1\) → 1 electron ở lớp ngoài cùng.
Cấu hình electron : \(ls^22s^22p^1\)→ 3 electron ở lớp ngoài cùng.
Cấu hình electron : \(1s^22s^22p^2\) → 4 electron ở lớp ngoài cùng
Cấu hình electron : \(ls^22s^22p^4\) → 6 electron ở lớp ngoài cùng.
Bài 1.80 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Điện tích của electron \(q_e = -1,602.10^19\)C (culông).
Hãy tính điện tích của hạt nhân nguyên tử cacbon ra đơn vị culông.
Lời giải:
Điện tích của electron : \(q_e = -1,602.10^{-19}\)C.
Proton mang điện tích dương : \(q_p = -1,602.10^{-19}\)C.
Hạt nhân cacbon có 6 proton, vây điện tích của hạt nhân nguyên tử cacbon bằng :
\(q = l,602.l0^{-19}.6=9,612.10^{-19}C\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 15 bài 6 Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 1.81: Urani có hai đồng vị chính là ...
Giải bài tập trang 16 bài 7 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 2.1: Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3...
Giải bài tập trang 17 bài 8 Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 2.12: Nguyên tố X có số thứ tự Z = 8...
Giải bài tập trang 16 bài 7 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 2.6: Các chu kì đều được bắt đầu bằng các nguyên tố gì và được kết thúc bằng các nguyên tố gì ...