Bài 2.1 trang 16 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3
Lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa là
A. 3. B. 10
C. 8. D. 20
Lời giải:
Đáp án đúng là C, lớp electron ngoài cùng có tối đa 8 electron.
Bài 2.2 trang 16 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) trong ion \(M^+\) là 57. Trong bảng tuần hoàn M nằm ở
A. chu kì 4, nhóm IA. B. chu kì 3, nhóm IA.
C. chu kì 4, nhóm IIA. D. chu kì 3, nhóm IIA
Lời giải:
Ta có: P + E + N -1 = 57 ↔ 2P + N = 58 ↔ N = 58 - 2P (1)
Mặt khác ta có công thức : \(1 \le {N \over P} \le 1,5\) (2)
Thay (1) vào (2) ta có : P ≤ 58 - 2P ≤ 1,5P ↔ 16,57 ≤ P ≤ 19,33
P có 3 giá trị 17, 18, 19
P =17 : cấu hình e thu gọn 2/8/7 → loại
P = 18 : cấu hình e thu gọn 2/8/8 → loại
P = 19 : cấu hình e thu gọn 2/8/8/1 → chu kì 4 nhóm IA → chọn Đáp án A.
Bài 2.3 trang 16 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
a) Chu kì 1, chu kì 2, chu kì 3, mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố ?
b) Chu kì 4, chu kì 5, mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố ?
c) Chu kì 6 có bao nhiêu nguyên tố ?
d) Các chu kì nào là các chu kì nhỏ (ngắn) ? Các chu kì nào là các chu kì lớn (dài) ?
Lời giải:
a) Chu kì 1 có 2 nguyên tố
Chu kì 2 có 8 nguyên tố.
Chu kì 3 có 8 nguyên tố.
b) Chu kì 4 và chu kì 5, mỗi chu kì có 18 nguyên tố.
c) Chu kì 6 có 32 nguyên tố.
d) Các chu kì 1, 2, 3 là các chu kì nhỏ (ngắn).
Các chu kì 4, 5, 6,1 là các chu kì lớn (dài).
Bài 2.4 trang 16 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Các nguyên tố hịđro (H) và heli (He) thuộc chu kì 1. Hỏi các nguyên tử H và He có mấy lớp electron và lớp electron ngoài cùng có tối đa bao nhiêu electron ?
Lời giải:
Các nguyên tố H và He thuộc chu kì 1. Các nguyên tử này có 1 lớp electron, đó là lớp K (n = 1), có tối đa 2.12 = 2 electron
Bài 2.5 trang 16 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne thuộc chu kì 2. Hỏi lớp electron ngoài cùng là lớp nào, có tối đa bao nhiêu electron ?
Lời giải:
Các nguyên tố Li, Be, B, C, N, O, F, Ne thuộc chu kì 2. Nguyên tử của các nguyên tố này có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng là lớp L (n = 2) có tối đa 2.22 = 8 electron.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 17 bài 8 Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 2.12: Nguyên tố X có số thứ tự Z = 8...
Giải bài tập trang 16 bài 7 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 2.6: Các chu kì đều được bắt đầu bằng các nguyên tố gì và được kết thúc bằng các nguyên tố gì ...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 19, 20 bài 9 Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 2.29: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử ...
Giải bài tập trang 19 bài 8 Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 2.20: Heli (He) chỉ có 2 electron ở lớp ngoài cùng, tại sao heli lại được xếp vào nhóm VIIIA ...