Bài 1.81 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Urani có hai đồng vị chính là \({}_{92}^{235}U\)và \({}_{92}^{238}U\).
Hãy cho biết số nơtron trong mỗi loại đồng vị đó.
Lời giải:
Đồng vị \({}_{92}^{235}U\) có : 235 - 92 = 143 (nơtron).
Đồng vị \({}_{92}^{238}U\) có : 238 - 92 = 146 (nơtron)
Bài 1.82 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Cho biết số Avogađro N = 6,022.1023
Hãy cho biết 1 mol nhôm, 10 mol nhôm có bao nhiêu nguyên tử nhôm (Al) ?
Biết rằng 10 mol nhôm có khối lượng bằng 269,7 gam, hãy tính khối lượng mol nguyên tử của nhôm.
Lời giải:
a) 1 mol nhôm có 6,022.1023 nguyên tử nhôm.
10 mol nhôm có : 6,022.1023.10 = 6,022.1024 (nguyên tử nhôm)
269,7g
b) Khối lượng mol nguyên tử nhôm : MAl=269,7:10=26,97g/mol
Bài 1.83 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Liti tự nhiên có hai đồng vị : \({}_3^7Li\) và \({}_3^6Li\)
Biết rằng nguyên tử khối trung bình của liti tự nhiên là 6,94.
Hỏi thành phần phần trăm (%) của mỗi đồng vị đó trong liti tự nhiên ?
(Coi nguyên tử khối trùng với số khối).
Lời giải:
Gọi x là thành phần phần trăm của đồng vị \({}^7Li\), thành phần phần trăm của đồng vị \({}^6Li\) sẽ là : 100 – x. Từ đó ta có phương trình :
\({{x.7 + \left( {100{\rm{ }} - {\rm{ }}x} \right).6} \over {100}} = 6,94\)
Giải ra ta được x = 94 (94% \({}^7Li\)) và 100 - x = 6 (6% \({}^6Li\)).
Bài 1.84 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Brom có 2 đồng vị : \({}_{35}^{79}Li\) hàm lượng 50,7% ; \({}_{35}^{81}Li\) hàm lượng 49,3% (so với tổng khối lượng của brom tự nhiên).
Hãy tính nguyên tử khối trung bình A của brom.
(Coi nguyên tử khối trùng với số khối).
Lời giải:
Nguyên tử khối trung bình A của brom :
\({\overline A _{\left( {Br} \right)}} = {{79.50,7 + 81.49,3} \over {100}} = 79,99\)
Bài 1.85 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Tổng số các hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố X (thuộc nhóm VIIA) là 28. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó.
Lời giải:
Nguyên tố cần tìm thuộc nhóm VIIA → nguyên tử có 7e ở lớp ngoài cùng. Vì lớp thứ nhất chỉ chứa tối đa 2e nên nguyên tử của nguyên tố này phải có ít nhất 2 lớp electron (n ≥ 2).
+ Nếu n = 2, có 2 lớp e, số e ở các lớp là : 2,7→ nguyên tử gồm : 9p, 9e và 10n (tổng số hạt là 28, phù hợp đề bài).
+ Nếu n = 3, có 3 lớp e, số e ờ các lớp là : 2, 8, 7 → vậy chỉ riêng số p + số e = 17 + 17 = 34 > 28→ trái với đề bài. Vậy nguyên tố cần tìm có z = 9 với cấu hình electron : 1s22s22p5
Bài 1.86 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10
Cho những nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ Z = 1 đến Z = 36. Tìm những nguyên tố có cấu hình electron thỏa mãn 2 điều kiện :
+ Lớp ngoài cùng có 8e.
+ Lớp ngoài cùng chứa số e tối đa.
Lời giải:
Trong những nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ Z = 1 đến Z = 36, chỉ có nguyên tố neon là có cấu hình electron thoả mãn 2 điều kiện của đề bài.
Ne : 1s22s22p6
Các nguyên tố khác :
He : bên ngoài chỉ có 2e.
Ar : 2/8/8 lớp ngoài cùng có 8e, nhưng lớp thứ 3 chưa đủ số e tối đa.
Kr : 2/8/18/8 lớp ngoài cùng có 8e, nhưng lớp thứ 4 chưa đủ số e tối đa.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 16 bài 7 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 2.1: Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3...
Giải bài tập trang 17 bài 8 Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 2.12: Nguyên tố X có số thứ tự Z = 8...
Giải bài tập trang 16 bài 7 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 2.6: Các chu kì đều được bắt đầu bằng các nguyên tố gì và được kết thúc bằng các nguyên tố gì ...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 19, 20 bài 9 Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn Sách bài tập (SBT) Hóa học 10. Câu 2.29: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử ...