Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Hóa học 10

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ

Giải bài tập trang 88, 89 bài 19 Luyện tập: Phản ứng oxi hóa - khử Sách giáo khoa (SGK) Hóa học 10. Câu 1: Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không là loại phản ứng oxi hoá - khử...

Bài 1 trang 88 sgk hoá học 10

Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không là loại phản ứng oxi hoá - khử ?

A. Phản ứng hoá hợp.                       B. Phản ứng phân hủy.

C. Phản ứng thế trong hoá vô cd.       D. Phản ứng trao đổi.

TRẢ LỜI:    D         đúng,


Bài 2 trang 89 sgk hoá học 10

Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hoá - khử ?

A. Phản ứng hoá hợp                        B. Phản ứng phân hủy

c. Phản ứng thế trong hoá vô cơ        D. Phản ứng trao đổi.

TRẢ LỜI:    C đúng.


Bài 3 trang 89 sgk hoá học 10

Bài 3. Cho phản ứng : M2Ox + HN03 —> M(NO3)3 + ...

Khi x có giá trị là bao nhiêu thì phản ứng trên không  thuộc   loại

phản ứng oxi hoá - khử ?

A. X = 1    B.     x = 2      C.x = 1hoặcx = 2             D. x = 3

Chọn đáp án đúng.

TRẢ LỜI:    D đúng.


Bài 4 trang 89 sgk hoá học 10

Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau đây :

A. Sự oxi hoá một nguyên tố là lấy bớt electron của nguyên tố đó, là làm cho số oxi hoá của nguyên tố đó tăng lên.

B. Chất oxi hoá là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó tăng sau phản ứng.

C. Sự khử một nguyên tô là sự thu thêm electron cho nguyên tố đó, làm cho số oxi hoá của nguyên tố đó giảm xuống.

D. Chất khử là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hoá của nó giảm sau phản ứng.

TRẢ LỜI :       Câu sai : B, D.              Câu đúng : A, C.


Bài 5 trang 89 sgk hoá học 10

Hãy xác định số oxi hoá của các nguyên tố :

a) Nitơ trong NO, NO2, N2O5,  HNO3, HNƠ2, NH3, NH4Cl.

b) Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, CaOCl2-

c) Mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4; MnSO4.

d) Crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O3.

e) Lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2.

LỜI G1ẢI

Đặt X là số oxi hoá của nguyên tố ni tơ trong các hợp chất trên ta có

Trong NO: x + (-2) = 0 -> X = +2

Trong NO2: x + 2(-2) = 0 -> x = +4

Trong N2O5 : 2x + 5(-2) = 0 -> x = +5

Trong  HNO3 : (+1) + x + 3(-2) = 0 -> X = +5

Trong HNƠ2 : (+1) + x + 2(-2) = 0 -> X = +3

Trong NH3 : X + 3(+l) = 0 -> X =  -3

Trong NH4Cl: X + 4(+l) + (-1) = 0 -> X = -3.

Cũng giải tương tự như trên ta có:


Bài 6 trang 89 sgk hoá học 10

Cho biết đã xảy ra sự oxi hoá và sự khử những chất nào trong những phản ứng thế sau :

a) Cu + 2AgNO3 —» Cu(NO3)2 + 2Ag

b) Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

c) 2Na + 2H2O > 2NaOH + H2.

LỜI GIẢI

Sự oxi hoá và sự khử những chất trong phản ứng thế sau :

a) Trong phương trình a

- Sự nhường electron của Cu được gọi là sự oxi hoá nguyên tử đồng.

- Sự nhận electron của ion bạc được gọi là sự khử ion bạc.

b) Trong phương trình b

- Sự nhường electron cúa sắt được gọi là sự oxi hoá nguyên tử sắt.

- Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

c) Trong phương trình c 

- Sự nhường electron của natri được gọi là sự oxi hoá nguyên tử natri.

- Sự nhận electron của ion hiđro gọi là sự khử ion hiđro.


Bài 7 trang 76 sgk hóa học 10

Xác định điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA.

Hướng dẫn giải:

Điện hóa trị  của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA là:

Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, có thể nhường 1 electron này nên điện hóa trị là +1

Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng, có thể nhận thêm 2 hay 1 electron vào lớp ngoài cùng nên có điện hóa trị 2- hoặc 1-

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác