21.9 Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu.
B. Hai nữa đều mất hết từ tính.
C. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu.
D. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.
21.10 Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?
A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.
B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.
C. Dùng một sợi chỉ mêm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc-Nam thì đó là thanh nam châm.
D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.
21.11 Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Trả lời:
21.9 |
21.10 |
21.11 |
D |
C |
C |
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 50 bài 22 tác dụng từ của dòng điện - từ trường Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 22.1: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?...
Giải bài tập trang 51 bài 22 tác dụng từ của dòng điện - từ trường Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 22.6: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?...
Giải bài tập trang 52 bài 23 từ phổ - đường sức từ Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 23.1: Hãy vẽ kim nam châm nằm cân bằng ở các vị trí A, B, C trong từ trường của thanh nam châm thẳng (Hình 23.1)...
Giải bài tập trang 52, 53 bài 23 từ phổ - đường sức từ Sách bài tập (SBT) Vật lý 9. Câu 23.4: Chiều đường sức từ của hai nam châm được cho trên hình 23.3. Nhìn hình vẽ, hãy cho biết tên các từ cực của nam châm....